Phụ nữ bị trĩ sau sinh chữa khỏi bằng cách nào an toàn cho mẹ và bé

Mắc trĩ sau sinh là căn bệnh phổ biến của đại đa số chị em phụ nữ. Làm sao để biết mình mắc bệnh trĩ, nguyên nhân do đâu là thắc mắc của không ít bà mẹ và các chị em phụ nữ. Dưới đây sẽ là giải đáp chi tiết về bệnh trĩ sau sinh, trĩ sau sinh có tự khỏi không, chữa trĩ sau sinh bằng cách nào từ chuyên gia nổi tiếng về hậu môn trực tràng.

Nguyên nhân phụ nữ bị trĩ sau sinh

Phụ nữ sau sinh thường dễ mắc rất nhiều bệnh trong đó có căn bệnh phổ thông gây phiền toái, đau đớn đó là bệnh trĩ. Nguyên nhân phụ nữ bị trĩ sau sinh là gì, câu hỏi nhiều người mắc bệnh cần lời giải đáp.

Trĩ được xem là căn bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh lý hậu môn trực tràng. Bệnh trĩ xuất hiện do sự dãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ hoặc phình đại tĩnh mạch ở vùng mô bao quanh hậu môn. Từ đó gây sưng, viêm, xuất huyết hậu môn, khiến người bệnh đau rát, khó chịu.

Dưới đây là những nguyên nhân phụ nữ bị trĩ sau sinh, mọi người cần biết:

  • Với những mẹ bầu hay sau khi sinh, trĩ thường là kết quả của tăng sức nặng lên vùng đáy chậu vài tháng trước, trong và sau khi sinh vì bạn đang mang trong mình một em bé nặng khoảng 3kg. Tĩnh mạch giống như một cái van giúp đẩy máu về tim. Khi những tĩnh mạch này trở nên yếu đi, chúng sẽ bị ứ máu và căng phồng lên. Các tĩnh mạch này bị đẩy ra ngoài trong quá trình bạn rặn đẻ. Từ đó, bạn có thể bị trĩ sau sinh.
  • Đã bị trĩ trước hoặc trong lúc mang thai, sau khi sinh con đã không chú ý giữ gìn sức khỏe của bản thân, điều này đã khiến cho bệnh trĩ có xu hướng diễn biến nặng hơn và gây những biến chứng như chảy máu, thuyên tắc búi trĩ, viêm phù nề búi trĩ.
  • Trong quá trình thai sản và chuyển dạ, việc rặn đẻ không thực hiện đúng cách, điều đó đã làm tăng thêm áp lực lên ổ bụng đặc biệt là vùng tiểu khung (phần dưới của khung chậu), khiến cho búi trĩ dễ bị sa ra ngoài.
Nguyên nhân phụ nữ bị trĩ sau sinh
  • Sau khi phụ nữ sinh con, phụ nữ bắt đầu áp dụng chế độ kiêng ăn khác nhau, một số chế độ ăn kiêng không phù hợp, ví dụ như ăn ít rau xanh hơn (vì sợ bị nhiễm giun), hay ít uống nước đi (để cho sữa mà con bú sẽ không bị loãng)... sẽ dẫn tới bệnh trĩ sau sinh.
  • Những tháng cuối thai kỳ, thai nhi nhiều tháng cũng có khả năng gây chèn ép và sẽ cản trở đường về của các tĩnh mạch làm cho các đám rối trĩ bị căng phồng lên, điều đó là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ sau sinh.
  • Bị mắc chứng táo bón sau khi sinh với tần suất thường xuyên có nguy cơ bị trĩ. Khi các búi trĩ lớn lên nhiều sẽ bị sa ra ngoài hậu môn, thường gọi là trĩ nội sa.
  • Ngồi hoặc đứng quá nhiều hay ít di chuyển và vận động cũng là nguyên nhân gây trĩ.
  • Phụ nữ bị viêm phế quản mãn tính hay bị dãn phế quản hoặc lao động nặng nhọc... sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng điều này làm cho nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.

Xem thêm: 

Dấu hiệu nhận biết trĩ sau sinh

Nhiều phụ nữ và bà mẹ chủ quan khi có các dấu hiệu của bệnh trĩ cho rằng đó là hiện tượng bình thường sau khi sinh, để đến khi bệnh nặng mới đi khám chữa thì bệnh đã tiến triển nặng.

Vậy làm thế nào để biết mắc bệnh trĩ sau sinh ở phụ nữ, dưới đây là các dấu hiệu nhận biết trĩ sau sinh phổ biến các mẹ và chị em phụ nữ cần phải biết:

Đi vệ sinh dính máu

Dấu hiệu bệnh trĩ sau sinh thường gặp nhất và xuất hiện đầu tiên là mẹ bị táo bón nhiều ngày và khi đi vệ sinh (đại tiện) có dính máu ở phân hoặc giấy vệ sinh. Lượng máu có thể nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu để lâu không chữa có thể dẫn đến tình trạng chảy máu thành giọt khi vận động mạnh hoặc ngồi xổm quá lâu.

Ngứa rát, vướng víu ở hậu môn

Búi trĩ bị sa ra ngoài gây cộm, vướng víu, đặc biệt là khi ngồi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ có cảm giác ướt át, ngứa ngáy ở hậu môn vì búi trĩ sẽ tiết dịch gây viêm da xung quanh hậu môn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của các mẹ.

Sa búi trĩ

Tình trạng đi vệ sinh ra máu kéo dài nhiều ngày, sau đó sẽ dẫn đến hình thành búi trĩ. Mỗi lần đi vệ sinh xong sẽ có một khối thịt nhỏ lòi ra, phải dùng tay đẩy vào bên trong hậu môn mới không thấy. Càng để lâu, kích thước của khối thịt càng tăng và không thể dùng tay đẩy vào nữa. Cuối cùng, nó sẽ nằm hẳn ở bên ngoài hậu môn, gây vướng víu, khó chịu.

Cảm giác đau rát mỗi lần đi vệ sinh

Thêm một dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ sau sinh là mẹ sẽ thấy đau rát hậu môn mỗi lần đi vệ sinh. Cảm giác rặn ra không được, đẩy vào cũng không xong và có thể mất hàng giờ trong nhà vệ sinh. Không những bị đau lúc đi vệ sinh mà khi “giải quyết” xong cũng sẽ vẫn cảm thấy đau ở hậu môn. Lúc này mẹ nên đi khám ngay vì bệnh trĩ gây đau đớn là do biến chứng như sa trĩ, tắc mạch…

Dấu hiệu nhận biết trĩ sau sinh

Bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi được không, có cần điều trị không?

Sau sinh các mẹ đa số đều bị mắc trĩ, nhưng rất nhiều người chủ quan cho rằng  bệnh trĩ sẽ tự khỏi. Vậy bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi được không, có cần điều trị không?

Thông thường nếu phụ nữ sau sinh bị bệnh trĩ ngay từ khi mang thai thì khi sinh con xong bệnh trĩ có thể sẽ thuyên giảm do áp lực từ ổ bụng không còn. Tuy nhiên việc bệnh trĩ sau sinh có thể tự khỏi là điều hoàn toàn không thể nếu chúng ta không có biện pháp tác động.

Thực tế có không ít trường hợp chị em bị bệnh trĩ sau sinh nhưng không đi khám để được chữa trị và cũng không biết phải xử trí như thế  nào khiến cho bệnh trĩ ngày càng nặng và phải phẫu thuật sau nhiều ngày chịu đau đớn, bất tiện và có nguy cơ bị biến chứng do bệnh trĩ gây ra.

Xem thêm: Phẫu thuật mổ trĩ nhẹ nhàng như không (Người bệnh chia sẻ)

Cách chữa trĩ sau sinh như thế nào an toàn cho mẹ và bé?

Rất nhiều phụ nữ sau sinh mắc bệnh trĩ muốn chữa khỏi bệnh trĩ nhưng đang trong thời gian cho con bú nên không biết chữa bằng cách nào. Vậy chữa trĩ sau sinh như thế nào hiệu quả mà không ảnh hưởng đến việc chăm sóc con nhỏ?

Cách chữa bệnh trĩ sau sinh luôn nhận được sự quan tâm của các mẹ. Tùy vào cấp độ của bệnh mà mẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau. Điều trị nội khoa được lựa chọn đối với bệnh trĩ cấp độ 1 và 2. Điều trị trĩ cần giải quyết 3 vấn đề:

  • Làm mềm phân, chống táo bón, giảm áp lực lên tĩnh mạch trĩ
  • Tăng trương lực mạch máu, giúp co mạch, co búi trĩ
  • Tác dụng cầm máu, tiêu viêm, giảm đau, kháng khuẩn giúp vết thương chóng lành

Dưới đây là các cách chữa trĩ sau sinh an toàn cho mẹ và bé mọi người nên tham khảo áp dụng:

Điều trị nội khoa

Các loại thuốc thường được sử dụng như thuốc làm co mạch và tăng tính bền của thành mạch, giúp giảm kích thước búi trĩ cũng như giảm chảy máu, thuốc chống viêm giảm đau, giảm sưng nề búi trĩ, thuốc chống co thắt cơ vòng hậu môn, thuốc làm mềm phân giúp đại tiện dễ dàng hơn, tránh táo bón làm nặng thêm tình trạng trĩ.

Điều trị ngoại khoa

Sử dụng các phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ khi trĩ sa độ IV, trĩ vòng, trĩ hỗn hợp tức có cầu nối giữa trĩ nội và trĩ ngoại, búi trĩ không còn khả năng trượt lên trên đường lược bên trong hậu môn được.

Ở mức độ nhẹ hơn, trĩ nội đơn thuần độ III, phẫu thuật HCPT với ưu điểm ít đau sau mổ, không có sẹo hở vùng hậu môn sau mổ, thời gian nằm viện ngắn thường được áp dụng để điều trị triệt để bệnh trĩ.

Chữa trĩ sau sinh tại nhà bằng phương pháp dân gian

Phương pháp này được nhiều người lựa chọn thực hiện bằng các nguyên liệu thiên nhiên đơn giản, dễ kiếm ngay tại nhà, không có tác dụng phụ an toàn cho mẹ và bé.

  • Cách chữa trị bệnh trĩ sau sinh cho phụ nữ bằng rau diếp cá:

Rau diếp cá tính mát, giúp tiêu viêm hiệu quả. Mẹ có thể dùng ăn, uống nước hoặc xông hậu môn một thời gian là bệnh sẽ thuyên giảm.

Khi ăn: Các mẹ nhớ rửa sạch, ngâm nước muối loãng sau đó để ráo nước rồi ăn, có thể ăn kèm với cơm, thịt, nước canh chua. Các mẹ cũng có thể cho vào máy xay để ép lấy nước uống nếu không ăn được nhiều.

Cách chữa trị bệnh trĩ sau sinh cho phụ nữ bằng rau diếp cá

Nếu dùng rau diếp cá xông hậu môn thì các mẹ làm như sau: Rửa sạch rau diếp cá cho vào nồi nấu nước rồi xông hậu môn, khi nước nguội thì lấy rửa sau đó lấy bã diếp cá đắp vào vùng bị trĩ, kiên trì một thời gian bệnh sẽ khỏi hẳn.

  • Cách chữa trị bệnh trĩ sau sinh cho phụ nữ bằng lá thiên lý non:

Dùng 1 nắm lá thiên lý non rửa sạch, giã nát, cho thêm 1 chút muối và 30ml nước ấm. Các mẹ chắt lấy nước rồi bỏ bã đi. Rửa sạch sẽ vùng hậu môn, lau khô bằng khăn mềm, dùng bông gòn thấm nước vừa giã vào vùng bị trĩ. Kiên trì với kinh nghiệm chữa bệnh trĩ sau khi sinh này một thời gian bệnh sẽ rất nhanh khỏi.

  •  Cách chữa trị bệnh trĩ sau sinh cho phụ nữ bằng cây lá cây bỏng:

Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam ăn sống hoặc sắc nước uống mỗi ngày. Nếu hậu môn bị lở do trĩ, các mẹ có thể dùng bồ kết đun nước rồi rửa nhẹ nhàng hậu môn sau đó đắp lá bỏng đã giã nát vào vùng lở đó.

Nếu đại tiện ra máu thì kết hợp 30g lá bỏng, nhọ nồi, ngải cứu, trắc bá (mỗi loại 10g), trong đó ngải cứu và trắc bá các mẹ sao cháy lên. Cho tất cả các cây trên vào nồi sắc lấy nước uống mỗi ngày.

  • Cách chữa trị bệnh trĩ sau sinh cho phụ nữ bằng cháo vừng đen:

Nguyên liệu: 30g vừng đen xay nhuyễn, 50g gạo nếp, 100g gạo tẻ, 100g thịt heo nạc băm nhỏ.

Cách chữa trị bệnh trĩ sau sinh cho phụ nữ bằng cháo vừng đen

Cách làm: Vo gạo cho sạch, đổ gạo, vừng đen và 250ml nước vào nấu kỹ, khi cháo gần nhừ thì tiếp tục cho thịt nạc băm vào tới khi cháo mềm, thịt vừa ăn là được.  Dùng cháo này 3 – 5 ngày/tuần. Mỗi ngày ăn khoảng 2 bữa là được.

  • Cách chữa bệnh trĩ sau sinh bằng lá trầu không:

Dùng lá trầu không giã nát, vắt lấy nước cốt.

Làm sạch vùng bệnh và dùng bông gòn thấm nước lá trầu không thoa lên vùng bệnh 3 lần mỗi ngày.

Bằng cách này các hoạt chất sát khuẩn, chống viêm trong lá trầu sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào các tĩnh mạch vùng búi trĩ giúp diệt khuẩn vùng bệnh và kích thích búi trĩ co lại.

Xem thêm: [Bác sĩ dặn] Sau mổ trĩ cần kiêng cữ gì để nhanh khỏi?

Phụ nữ bị trĩ sau sinh nên ăn gì tốt nhất?

Người mắc bệnh trĩ sau sinh chủ yếu do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt gây nên. Vậy phụ nữ bị trĩ sau sinh nên ăn gì tốt nhất để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ và ngăn ngừa trĩ tái phát hiệu quả.

Dưới đây là các loại thực phẩm tốt nhất cho phụ nữ sau sinh mọi người nên tham khảo để lập ra một thực đơn phù hợp nhất.

Sữa chua: Như chúng ta đã biết, sữa chua bổ sung thêm những chế phẩm sinh học, các loại men vi sinh có lợi đến hệ tiêu hóa, những lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ làm cho  bộ máy tiêu hóa vận hành tốt hơn, tăng sức miễn dịch trong cơ thể. Theo các chuyên gia, thì những người mắc bệnh trĩ hàng ngày nên ăn sữa chua để ngăn chặn chứng táo bón và phòng bệnh trĩ phát triển nặng thêm.

Việt quất: Giàu chất sắt, giúp phục hồi những tổn hại trong thành mạch máu và tăng cường sức khoẻ tổng thể của hệ thống mạch.

Rau chân vịt: Tốt cho hệ tiêu hóa, hữu ích cho hoạt động của ruột. Loài rau này là thức ăn tuyệt vời cho người mắc bệnh trĩ.

Bông thiên lý: Được dùng trị bệnh trĩ trong các bài thuốc nam. Món canh thiên lý, tôm sú và đậu hũ vừa thơm ngon lại nhuận trường.

Củ cải đỏ: Lượng chất xơ dồi dào trong củ cải đỏ giúp thực phẩm này trị bệnh trĩ vô cùng hiệu quả. Bên cạnh việc trợ giúp cho chuyển động của ruột hoạt động trơn tru, củ cải còn chứa một số dưỡng chất rất tốt cho ruột kết. Betacyanin trong củ cải được chứng minh là có khả năng chống ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết.

Đu đủ: Từ lâu đu đủ được dùng để chữa bệnh trĩ hiệu quả. Nếu mẹ đang gặp khó khăn trong việc đi ngoài, mẹ nên uống một cốc sinh tốt đu đủ mỗi ngày. Đảm bảo búi trĩ sẽ nhanh chóng “tan biến”.

Ngũ cốc: Ngũ cốc là loại thực phẩm chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng có trong hạt, cung cấp nhiều chất xơ, các protein và những vi chất dinh dưỡng cao hơn so với các loại ngũ cốc được tinh chế, như bột mì trắng. Đa số, mọi người thường đáp ứng không đủ các nhu cầu hàng ngày về chất xơ, chỉ khoảng 20 và 35 g chất xơ/ ngày. Một  số thực phẩm chứa nhiều chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, các loại hạt,…

Thực phẩm chứa nhiều sắt: Đối với những bệnh nhân mắc trĩ thì sắt chính là một dưỡng chất cần thiết đối với bệnh nhân trĩ, vì nó có tác dụng giúp cơ thể sản sinhg ra nhiều máu hơn hay dự trữ sắt tốt hơn, phòng tránh trong trường hợp bệnh trĩ chảy ra máu nhiều và dẫn đến thiếu máu. Những loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như: gan gà, cá ngừ, cua hấp, mơ khô, hạt hướng dương mận khô, hạt điều, hạnh nhân, rong biển, khoai tây nướng,  hạt hồ trắn, dưa đỏ, hành tây, ….

Trái cây, rau quả: Trái cây, rau quả thường được biết đến như là loại “ thực phẩm vàng” vì nó có tác dụng tăng sự hệ miễn dịch vì các chất lỏng có được giúp hạn chế bớt chứng táo bón và hạn chế áp lực làm đau đớn mỗi lần đi đại tiện. Ngoài ra, chất xơ có trong các loại bông cải xanh, dâu, bơ ,táo, lê, atiso, đậu Hà Lan, rau lá xanh sẫm…là những loại chứa nhiều chất xơ và những thực phẩm nhuận tràng tốt như rau đay, rau mồng tơi, khoai lang… cũng là những loại rau phòng ngừa bệnh trĩ nặng tốt.

Hướng dẫn bạn cách giảm đau bệnh trĩ sau sinh tại nhà đơn giản

Bị trĩ sau sinh là nỗi ám ảnh của các bà mẹ, bệnh gây đau đớn, phiền toái và cản trở sinh hoạt của người bệnh. Làm thế nào để chữa khỏi và giảm đau bệnh trĩ sau sinh một cách hiệu quả, an toàn cho mẹ và bé. Dưới đây chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách giảm đau bệnh trĩ sau sinh tại nhà đơn giản:

+ Chườm lạnh bằng miếng vải mềm có chứa đá.

+ Ngâm chậu nước ấm vài lần trong ngày hay bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm.

+ Xen kẽ túi chườm đá và ngâm chậu nước ấm.

+ Lau nhẹ nhàng và sạch sẽ vùng đáy chậu. Bạn có thể dùng bình nước xịt để rửa sạch vùng này. Thay vì dùng giấy vệ sinh, bạn nên lau bằng khăn ướt.

+ Những vật dụng bạn dùng để vệ sinh như giấy, túi đá nên là đồ không mùi và đừng quá khô ráo.

giảm đau trĩ sau sinh

+ Bạn nên nằm nhiều để giảm áp lực lên vùng đáy chậu.

+ Để giảm đau nhanh chóng, bạn có thể dùng acetaminophen (Tatanol hay Panadol) hay ibuprofen đúng liều. Cả hai đều an toàn với mẹ đang cho con bú.

+ Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các thuốc điều trị trĩ tại nhà như thuốc bôi hay thuốc nhét hậu môn. Bạn không nên dùng thuốc lâu hơn 1 tuần và chỉ dùng các thuốc không ảnh hưởng đến sữa mẹ.

Những thông tin hữu ích trong bài viết về vấn đề Phụ nữ bị trĩ sau sinh chữa khỏi bằng cách nào an toàn cho mẹ và bé, hi vọng đã giúp các mẹ chọn được những cách chữa trĩ sau sinh tốt nhất.

Xem thêm: [Sự thật] Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng có lừa đảo không?

Các tìm kiếm liên quan đến trĩ sau sinh

trĩ sau sinh có tự khỏi không

bị trĩ sau sinh nên ăn gì

hình ảnh trĩ sau sinh

thuốc điều trị trĩ sau sinh

kinh nghiệm chữa trĩ sau sinh

mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh

bệnh trĩ sau sinh webtretho

thuốc chữa bệnh trĩ cho phụ nữ cho con bú

Từ ngày 01/09 đến hết ngày 30/09, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng gửi tới người bệnh chương trình ưu đãi đặc biệt:
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng
ĐẶC BIỆT : Trong tháng 9, phòng khám miễn phí nội soi hậu môn - trực tràng cho 10 người thăm khám đầu tiên trong ngày

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.