[Đại tiện ra máu] Đi ngoài ra máu là bệnh gì? Chữa được không?

Đi ngoài ra máu là bệnh gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người mắc triệu chứng này. Đi ngoài ra máu dù là ít hay nhiều thì mọi người cũng không nên chủ quan bỏ qua. Dưới đây là giải đáp của bác sĩ về các chứng bệnh liên quan đến hiện tượng đi ngoài ra máu, đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì, đi ngoài ra máu nên ăn gì để nhanh hết bệnh.

Đi ngoài ra máu là bệnh gì chữa được không?

Đi ngoài ra máu thực ra không phải là một chứng bệnh mà nó là dấu hiệu của một số loại bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hoặc các bệnh lý về hậu môn trực tràng.

Hiện tượng đi ngoài ra máu thực tế không hiếm gặp hầu như ai cũng sẽ gặp phải trong cuộc đời một vài lần và nó có thể tự khỏi thì sẽ không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài và liên tục mà không khỏi thì bạn có thể mắc một loại bệnh nguy hiểm nào đó.

Đi ngoài ra máu biể hiện dưới dạng chảy máu sau phân, trong phân có lẫn máu (thường ít, bằng mắt thường khó thấy mà phải nhờ xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân).

Trong phân có máu thường gặp ở đoạn dưới đường tiêu hóa (chảy máu đại trực tràng), cũng có thể ở đoạn trên đường tiêu hóa. Máu có thể có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hay thâm đen tùy thuộc vào bộ phận mắc bệnh bị chảy máu, lượng máu và thời gian máu đọng.

Đi ngoài ra máu là bệnh gì chữa được không? Câu trả lời là có nếu bạn sớm đi khám, chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì có thể khỏi. Dưới đây là các loại bệnh có triệu chứng đi ngoài ra máu mọi người nên chú ý:

1. Bệnh trĩ

Đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng sớm và điển hình nhất của bệnh trĩ. Nếu để ý quan sát sẽ thấy máu bị lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh, thường màu đỏ tươi. Một số trường hợp còn thấy chảy máu khi ngồi xổm. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng như đau hậu môn, ngứa hậu môn.

Bệnh trĩ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi, có liên quan đến một vài yếu tố nguy cơ, bao gồm: mang thai, táo bón mạn tính và stress, tiêu chảy mạn tính, rặn mạnh trong lúc đi tiêu hoặc ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, béo phì, chế độ ăn ít chất xơ hoặc không cân bằng, lão hóa.

Thường xuyên ăn nhiều chất xơ và sử dụng chất làm mềm phân, ngâm nước ấm cũng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của bệnh trĩ. Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ bệnh trĩ.

2. Nứt kẽ hậu môn

Tình trạng chảy máu trong phân ở bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn có thể có nhưng số lượng máu thường không nhiều, máu có màu đỏ nhạt. Ngoài ra, bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn còn có biểu hiện đau hậu môn khi đại tiện (điển hình nhất), chảy dịch ở vết nứt hậu môn…

nứt kẽ hậu môn

3. Táo bón

Bị táo bón dẫn tới đi ngoài ra máu. Người bệnh bị táo bón khi đi đại tiện sẽ rất khó khăn, đau rát do phân khô cứng, người bệnh phải rặn mạnh mới có thể đào thải phân ra ngoài cơ thể. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến tĩnh mạch bị thương tổn và căng giãn quá mức từ đó gây ra hiện tượng đi ị ra máu tươi. Táo bón cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.

4. Polyp trực tràng

Là khối u lồi vào trong lòng trực tràng, hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng. Đi ngoài phân có máu tươi là triệu chứng thường gặp nhất, máu thường phủ ngoài mặt phân không trộn lẫn với phân. Với nhiều khối polyp có kích thước lớn dần trên 5 mm, được các bác sĩ cảnh báo nguy cơ trở thành ung thư đại trực tràng sau này.

5. Ung thư dạ dày

Đi ngoài phân đen có máu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày, nhưng ít phổ biến hơn và thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn - khi khối u lớn bị vỡ, hoại tử...

6. Ung thư đại trực tràng

Máu trong phân là một trong những triệu chứng sớm có thể gặp. Máu có thể có màu đỏ, đôi khi xuất hiện với số lượng ít (máu ẩn trong phân). Có đến khoảng 60% bệnh nhân mắc ung thư trực tràng có biểu hiện đi ngoài ra máu và đây cũng là triệu chứng bệnh điển hình nhất.

Ung thư đại trực bắt nguồn từ các mô đại tràng (phần dài nhất của ruột già), trực tràng (vài inch cuối của ruột già, trước hậu môn), thường là kết quả từ sự phát triển của polyp trong đại tràng. Đây là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất ở nữ giới Việt Nam, và đứng thứ ba ở nữ giới với tổng số ca mắc ước tính đến 2020 ở hai giới có thể đạt khoảng 24 nghìn ca.

Đi ngoài ra máu là bệnh gì

7. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs)

Quan hệ tình dục không được bảo vệ có liên quan đến vùng hậu môn có thể lây lan rất nhiều bệnh. Có thể gây viêm vùng hậu môn và trực tràng, làm tăng khả năng chảy máu.Việc điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường liên quan đến thuốc kháng sinh, thuốc kháng virut hoặc thuốc chống nấm, tùy theo nguyên nhân là do vi khuẩn, virut hoặc nấm.

8. Các bệnh đường tiêu hóa

Chảy máu đại trực tràng thấy máu đỏ trong khi đó máu có màu đen hay đỏ thẫm thường do chảy máu đoạn trên đường tiêu hóa.

9. Viêm túi thừa

Túi thừa là một túi nhỏ phồng lên đẩy ra ngoài từ thành ruột kết. Túi thừa có thể có rải suốt đại tràng nhưng phổ biến nhất là ở gần cuối của đại tràng bên trái gọi là đại tràng sigma. Những túi thừa này thường gặp ở những người có chế độ ăn ít chất xơ. Đôi khi túi thừa chảy máu nhưng sự chảy máu này thường tự ngừng. Chảy máu có thể gián đoạn hoặc liên tục kéo dài. Nếu chảy máu kéo dài và nghiêm trọng cần phải phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.

Xem thêm: [Báo động đỏ] Đi ngoài ra máu và chất nhầy có phải dấu hiệu ung thư?

Đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?

Nếu mắc tình trạng đi ngoài ra máu có nguy hiểm không, có cần phải chữa trị không. Giải thích hiện tượng này bác sĩ Trịnh Tùng cho biết đây là dấu hiệu và triệu chứng của một số loại bệnh nguy hiểm, mọi người không nên chủ quan mà cần phải đi khám để tìm ra nguyên nhân và bệnh lý mắc phải để kịp thời điều trị.

Đi ngoài ra máu không hiếm gặp, đa phần ai cũng có thể gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Một số trường hợp không nguy hiểm và có thể tự khỏi, một số khác là triệu chứng nguy hiểm cần phải điều trị.

Vì thế nếu có hiện tượng đi ngoài ra máu thì mọi người không nên chủ quan và e ngại né tránh, cần chủ động đi khám để chẩn đoán chính xác bệnh và tìm ra phương án điều trị thích hợp nhất, điều trị càng sớm càng tốt.

Xem thêm: [Cảnh giác] Đi cầu ra máu đông là dấu hiệu của bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì tốt nhất?

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc chữa đi ngoài ra máu tươi, nhiều người dựa vào tình trạng của mình tự mua thuốc uống, điều này là rất nguy hiểm vì không biết rõ chính xác loại bệnh mình mắc phải rất dễ mua nhầm thuốc.

Đi ngoài ra máu tươi có thể là dấu hiệu nhiều bệnh nguy hiểm. Nên trước khi muốn biết đi ngoài ra máu uống thuốc gì tốt nhất, thì bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác diện bệnh mình mắc phải đồng thời đưa ra phương án điều trị phù hợp cho từng diện bệnh và kê đơn thuốc hợp lý nhanh khỏi nhất.

Việc sử dụng thuốc chỉ được áp dụng cho các bệnh lý ở mức độ nhẹ, còn ở mức độ nặng thì nhất thiết là phải có sự can thiệp ngoại khoa.

Xem thêm: [Giải đáp] Đi cầu ra máu đau rát hậu môn là bệnh gì chữa có khó?

Đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì

Đi ngoài ra máu nên ăn gì và kiêng gì?

Chế độ ăn uống khoa học và hợp lý giúp chúng ta luôn có một cơ thể khỏe mạnh đồng thời giúp ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị triệu chứng đi ngoài ra máu. Vậy đi ngoài ra máu nên ăn gì và kiêng gì hợp lý và tốt nhất? Dưới đây sẽ là lời khuyên của bác sĩ về các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng.

  • Đi ngoài ra máu nên ăn:

+ Thực phẩm giàu chất xơ

Nhiều loại rau có tác dụng nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón khá tốt, điển hình như Rau diếp cá, mồng tơi, rau má, rau khoai lang, rau đay, rau sam, rau cần…

Ngoài ra, một số loại củ quả và hạt có tỷ lệ chất xơ cao như khoai lang, củ cải, cà rốt, bơ, đu đủ, bưởi, thanh long, hạt đậu đen, vừng đen... sẽ hỗ trợ tốt cho người bị táo bón, trĩ, giúp đại tiện dễ dàng hơn

+ Uống nước đầy đủ

Khi thiếu nước, ruột già sẽ tăng cường hấp thu nước từ phân vào máu, làm cho phân càng khô cứng. Táo bón thêm trầm trọng gây bất lợi cho những người vốn mắc bệnh lý trực tràng – hậu môn như trĩ, polyp, viêm nhiễm hậu môn. Niêm mạc đường ruột càng bị cọ xát, hiện tượng chảy máu càng nghiêm trọng hơn. Nên một lần nữa cần nhắc lại, uống đủ nước, tối thiểu 2 lít mỗi ngày thực sự khá quan trọng đối với người mắc những bệnh kể trên.

Đi ngoài ra máu nên ăn

+ Bổ sung các loại thực phẩm giàu magie

Magie là một khoáng đa lượng tối cần cho cơ thể vì góp mặt trong nhiều chuyển hóa quan trọng. Đặc biệt magie còn hỗ trợ giúp tăng cường nhu động ruột, giúp đại tràng thực hiện chức năng tiêu hóa trơn tru hơn.

Nhìn chung các thực phẩm giàu chất xơ thì cũng có hàm lượng magie cao. Điển hình là các loại rau xanh ( súp lơ xanh, rau dền, rau bina, bí đỏ, …), các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt, hạt và quả hạch ( đặc biệt là hạnh nhân). Ngoài ra, người thiếu magie nên ăn thêm những thực phẩm giàu magie khác như sữa, thịt, hải sản, thậm chí la nguồn “nước cứng” cũng cung cấp cho cơ thể một phần magie đáng kể.

+ Ăn các loại rau củ quả giàu vitamin C

Vitamin nổi tiếng là một chất chống oxy hóa tuyệt vời. Nó còn giúp cơ thể được thanh nhiệt hơn, tăng cường sức đề kháng, vô cùng cần thiết nếu người bệnh đang bịrách niêm mạc, chảy máu vùng hậu môn, trực tràng.

Các thực phẩm giàu vitamin điển hình nên bổ sung bao gồm: cam, chanh, bưởi, kiwi, lê, mận...

+ Nguồn thực phẩm giàu Rutin

Rutin là một hợp chất flavonoid tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sức bền tĩnh mạch rất tốt. Chính vì vậy, rutin thường được khuyên dùng trong trường hợp bị suy yếu mạch máu, các trường hợp chảy máu, tổn thương niêm mạc... Nguồn rutin dồi dào nhất hiện nay phải kể đến nụ hòe. Hoặc bổ sung rutin cho cơ thể từ nguồn thực phẩm sau: lúa mạch, kiều mạch, tam giác mạch, cam, bưởi, diếp cá, rau má...

  • Đi ngoài ra máu nên kiêng:

- Không nên dùng chè đặc, cà phê, rượu bia, đồ cay nóng vì chúng làm phân khô hơn, giảm nhu động ruột, khó đi ngoài khiến chảy máu nhiều hơn khi đại tiện.

- Lượng đường lactose trong sữa cao có thể khiến bạn đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy trong giai đoạn bị táo bón, trĩ, nên hạn chế tiêu thụ các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, pho mát, bơ…

- Không nên ăn socola vì làm chậm quá trình tiêu hóa, làm chậm nhu động ruột khiến gia tăng tình trạng táo bón.

- Thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ;  thực phẩm chứa chất kích thích như: cafein, rượu bia, thuốc lá, ca cao, các thực phẩm ít chất xơ.

đi ngoài ra máu kiêng ăn gì

- Các loại gia vị cay nóng làm tăng nguy cơ táo bón, gia tăng tình trạng đi ngoài ra máu.

- Ăn nhiều thịt đỏ, các loại thực phẩm mất nhiều thời gian tiêu hóa. Hơn nữa thịt đỏ chứa nhiều sắt nên dễ gây táo bón

- Chuối xanh: ăn nhiều gây táo bón vì chứa nhiều tinh bột, tanin có thể gây khó khăn cho tiêu hóa, tăng tình trạng đi ngoài ra máu

Trên đây là tổng hợp các kiến thức Đi ngoài ra máu là bệnh gì chữa được không từ chia sẻ của bác sĩ Trịnh Tùng. Hi vọng mọi người đã có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề đi ngoài ra máu áp dụng khi cần thiết.

Xem thêm: [Nguy hiểm rình rập] Đi nặng ra máu không đau chớ coi thường

Các tìm kiếm liên quan đến Đi ngoài ra máu:

đi ngoài ra máu

đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì

đi ngoài ra máu nên ăn gì

bé đi ngoài ra máu

trẻ đi ngoài ra máu cuối bãi

trẻ đi ngoài ra máu nhầy

đi ngoài ra máu và chất nhầy

đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt

Từ ngày 01/09 đến hết ngày 30/09, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng gửi tới người bệnh chương trình ưu đãi đặc biệt:
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng
ĐẶC BIỆT : Trong tháng 9, phòng khám miễn phí nội soi hậu môn - trực tràng cho 10 người thăm khám đầu tiên trong ngày

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.