Chướng bụng đi ngoài ra máu: Nguyên nhân và cách điều trị

Hiện tượng chướng bụng đi ngoài ra máu do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể bạn đã mắc một trong các bệnh lý nguy hiểm đường ruột hoặc hậu môn trực tràng. Cùng xem bài viết để tìm ra nguyên nhân chướng bụng đi ngoài ra máu và cách điều trị hiệu quả nhất.

Nguyên nhân chướng bụng đi ngoài ra máu

Chướng bụng đi ngoài ra máu là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, bệnh đường ruột, bệnh lý hậu môn trực tràng. Vậy nguyên nhân chướng bụng đi ngoài ra máu là gì, có nguy hiểm không, bệnh này chữa có khó không?

Dưới đây là một số các diện bệnh có dấu hiệu chướng bụng đi ngoài ra máu:

1. Bệnh trĩ

Chướng bụng đi ngoài ra máu là triệu chứng sớm và điển hình nhất của bệnh trĩ. Bệnh trĩ (bệnh lòi dom) hình thành do sự giãn nở quá mức của các tĩnh mạch ở các mô xung quanh hậu môn. Theo kết quả nghiên cứu của hội hậu môn – trực tràng Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở nước ta dao động từ 35% – 50% dân số và dân gian có câu “thập nhân cửu trĩ” (trong khoảng 10 người thì có đến 9 người đang phải đối mặt với bệnh trĩ) để nói về mức độ phổ biến của bệnh lý này.

Ban đầu, khi mới mắc trĩ người bệnh sẽ có triệu chứng đi ngoài ra máu tươi, lượng máu rất ít lẫn vào phân, hậu môn ngứa ngáy, khó chịu. Theo thời gian, bệnh diễn tiến nặng, búi trĩ gia tăng kích thước, đại tiện ra máu tươi với lượng nhiều, máu chảy thành dòng, thành tia khiến người bệnh thiếu máu trầm trọng. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên chủ động phòng ngừa và kịp thời phát hiện, điều trị bệnh trĩ (nếu có) tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.

Bệnh trĩ gây chướng bụng đi ngoài ra máu

2. Đại tiện khó

Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ít rau xanh, các loại củ, quả, uống ít nước, nhịn đại tiện, sử dụng nhiều đồ ăn dầu mỡ, cay nóng,… là những nguyên nhân gây đại tiện khó (táo bón) thường gặp nhất.

Người bị táo bón đi đại tiện rất khó khăn, phân khô cứng khiến người bệnh phải rặn mạnh để đào thải phân ra ngoài. Quá trình này làm giãn các tĩnh mạch, rách miệng hậu môn từ đó dẫn đến đi ngoài ra máu tươi. Đại tiện khó là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ.

Với các trường hợp mới bị táo bón, biểu hiện táo bón ra bên ngoài chưa quá trầm trọng, lượng máu tươi có lẫn trong phân ít thì người bệnh chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ giúp nhuận tràng, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng thì chứng táo bón có thể dễ dàng chữa khỏi từ đó tình trạng đi ngoài ra máu cũng không còn tồn tại.

3. Chứng táo bón

Chứng táo bón thường xuất phát từ thói quen ăn uống thiếu chất xơ, rau xanh, ngại vận động thân thể, nhịn đại tiện, uống ít nước hoặc từ các nguyên nhân bệnh lý thần kinh, tâm lý căng thẳng…

Người bị táo bón rất khó đại tiện, phân khô cứng và khuôn phân to dễ làm rách miệng hậu môn, dẫn đến đi ngoài ra máu đỏ tươi. Tuy nhiên, đại tiện ra máu chỉ là một trong rất nhiều hậu quả khác của táo bón, ví dụ như: đầy chướng bụng đi ngoài ra máu, tiêu hóa kém, thể trạng mệt mỏi, tích tụ độc tố cơ thể do phân bị ứ đọng lâu ngày tại đường ruột, thậm chí bị sa trực tràng, trĩ…

Nguyên nhân chướng bụng đi ngoài ra máu

Xem thêm: [Khuyến cáo] Đau bụng đi ngoài ra máu có phải dấu hiệu bệnh ung thư?

4. Polyp trực tràng

Polyp trực tràng hình thành do các khối u ở trực tràng gây ra với biểu hiện là triệu chứng đau bụng, chướng bụng đi ngoài ra máu. Đây là bệnh lành tính với các biểu hiện mờ nhạt, khó phát hiện nên người bệnh thường chủ quan. Song nếu không được chạy chữa kịp thời, polyp trực tràng có thể biến chứng thành ung thư đại trực tràng vô cùng nguy hiểm thậm chí khiến người bệnh tử vong.

5. Ung thư đại trực tràng

Máu lẫn trong phân có thể là triệu chứng cảnh báo bạn đã mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Máu thường có màu đỏ tươi với lượng rất ít.

Các chuyên gia cho biết, đây là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nước ta với hàng nghìn lượng bệnh nhân mắc mới mỗi năm. Giới chuyên môn cho biết, nếu theo xu hướng này thì đến năm 2020 nước ta sẽ có khoảng 24 nghìn ca mắc ung thư đại trực tràng.

6. Viêm loét đại tràng

Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới chướng bụng đi ngoài ra máu. Nhưng lượng máu ít, kèm theo dịch nhầy trong phân, lúc tiêu chảy xen kẽ táo bón. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng như: đau bụng, mệt mỏi, sút cân…

Xem thêm: [Nghiêm trọng] Tiêu chảy ra máu ẩn dấu bệnh lý nguy hiểm chớ bỏ qua

Điều trị chướng bụng đi ngoài ra máu

Nếu bạn xuất hiện tình trạng chướng bụng đi ngoài ra máu thì không nên chủ quan xem thường mà cần phải điều trị ngay. Như đã nói ở trên, chứng chướng bụng đi ngoài ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, bệnh này kéo dài không chữa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và nhiều biến chứng nghiêm trọng không  thể lường được.

Điều trị chướng bụng đi ngoài ra máu bằng cách nào hiệu quả, an toàn nhất:

  • Điều trị nội khoa:

Được áp dụng với trường hợp bệnh ở thể nhẹ, chưa phát triển phức tạp. Bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc dưới dạng uống, dạng bôi hoặc dạng xông nhằm giảm dần các triệu chứng bệnh.

  • Điều trị ngoại khoa:

Với những trường hợp bệnh đã chuyển nặng, chướng bụng đi ngoài ra máu đã gây ảnh hưởng đến các vùng xung quanh thì phương pháp điều trị nội khoa không thể đạt được hiệu quả do đó cần áp dụng các trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại để bác sĩ "bắt tay" vào điều trị ngoại khoa bằng cách: phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, cắt bỏ polyp trực tràng…

  • Sử dụng các bài thuốc nam:

+ Bài thuốc 1: Sử dụng lá vối chữa chướng bụng đi ngoài ra máu

Theo Đông y, nụ vối vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thực, dùng để chữa cảm sốt, đau đầu, ăn không tiêu. Ngoài ra, chất tanin có trong nụ vối giúp kích thích tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc ruột.

Chuẩn bị một nắm lá vối, 8g vỏ ổi rộp, 10g núm chuối tiêu 10g. Thái nhỏ phơi khô, sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 2-3 ngày.

Sử dụng lá vối chữa chướng bụng đi ngoài ra máu

+ Bài thuốc 2: Sử dụng trần bì chữa chướng bụng đi ngoài ra máu

Trần bì (vỏ cam, quýt) chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp điều chỉnh nhu động ruột và tăng cường tiêu hóa. Ngoài ra, chất pectin chứa trong vỏ cam giúp kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột. Do đó, đây là một trong những vị thuốc trị tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu… hiệu quả.

Để thực hiện bài thuốc này, bạn chỉ cần hãm 1-2 vỏ cam với nước nóng trong 15 phút rồi uống. Phương pháp này giúp cải thiện rất nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài, đầy hơi…

+ Bài thuốc 3: Sử dụng gừng chữa chướng bụng đi ngoài ra máu

Gừng thường được dùng làm thuốc chữa nôn mửa, bụng đầy trướng, để kích thích tiêu hóa, giải độc.

Sử dụng gừng chữa chướng bụng đi ngoài ra máu

Cách dùng: Nhai vài lát gừng tươi, ngậm nuốt dần, ngày làm vài lần đến khi hết cảm giác đầy chướng bụng. Hoặc giã nát gừng, pha với nước nóng hoặc với mật ong rồi uống từ từ. Hoặc dùng 10g gừng khô, hãm với 100ml nước sôi rồi uống dần trong ngày.

Xem thêm: Đi ngoài ra chất nhầy có máu là bệnh gì có nguy hiểm không?

Chướng bụng đi ngoài ra máu phải làm sao

Khi bị chướng bụng đi ngoài ra máu phải làm sao, làm cách nào để hết bệnh là thắc mắc của không ít người. Theo chuyên gai khuyên rằng, người bệnh không nên chủ quan và bỏ qua tình trạng của mình, cần chủ động đi khám tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để tìm ra nguyên nhân và kịp thời chữa trị càng sớm càng tốt.

  • Đi khám bác sĩ: Khi thấy có dấu hiệu chướng bụng đi ngoài ra máu thì bạn hãy nhờ người thân đưa đến bệnh viện để các bác sĩ tiêu hóa khám và tư vấn bệnh tình cụ thể. Tuyệt đối không được giấu bệnh vì đi ngoài ra máu được đánh giá là rất nguy hiểm.
  • Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định, lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa, tái khám đúng lịch hẹn.
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, nhất là sau khi đi đại tiện, tránh viêm nhiễm.
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, các loại rau, củ, quả, ngũ cốc vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày, uống đủ nước.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, tránh đồ ăn cay, nóng, rượu bia và các chất kích thích.
  • Tránh lao động nặng nhọc, đứng nhiều, ngồi lâu.
  • Xây dựng thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định mỗi ngày, tốt nhất là vào mỗi buổi sáng, không rặn mạnh, không đi đại tiện quá lâu.

Xem thêm: Đi ngoài lỏng ra máu dấu hiệu bệnh nguy hiểm chớ chủ quan

Các tìm kiếm liên quan đến chướng bụng đi ngoài ra máu

đi ngoài ra máu nên ăn gì

đi đại tiện ra máu ở nữ

cách chữa đi ngoài ra máu

cách trị đi cầu ra máu tại nhà

cách chữa đi đại tiện ra máu

đi ngoài ra máu tươi cuối bãi

buồn nôn đi ngoài ra máu

tiêu chảy ra máu

Từ ngày 01/09 đến hết ngày 30/09, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng gửi tới người bệnh chương trình ưu đãi đặc biệt:
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng
ĐẶC BIỆT : Trong tháng 9, phòng khám miễn phí nội soi hậu môn - trực tràng cho 10 người thăm khám đầu tiên trong ngày

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.