Đi ngoài lỏng ra máu dấu hiệu bệnh nguy hiểm chớ chủ quan

Đi ngoài lỏng ra máu là dấu hiệu bệnh nguy hiểm khi tình trạng xuất hiện liên tục, thường xuyên không dứt. Nhiều người chủ quan cho rằng đây là triệu chứng bình thường do rối loạn tiêu hóa. Chuyên gia cảnh báo rằng đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần phải thăm khám mới biết được nguyên nhân gây bệnh.

Đi ngoài lỏng ra máu là dấu hiệu bệnh nguy hiểm gì?

Nếu người bệnh chỉ đơn thuần có triệu chứng đi ngoài lỏng thì đây là do rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc thực phẩm gây nên. Nhưng đi ngoài lỏng ra máu thì bạn không nên chủ quan, đây có thể là dấu hiệu chứng tỏ bạn đã mắc phải một trong số các bệnh lý nguy hiểm.

Đi ngoài lỏng ra máu là dấu hiệu bệnh nguy hiểm gì, dưới đây là các bệnh lý mọi người nên chú ý quan sát tình trạng của mình để kịp thời đi khám:

  • Ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng

Những người hay bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài hay rặn, thường xuyên táo bón hoặc đi ngoài lỏng ra máu, có khi kèm theo máu nhầy, uống thuốc kháng sinh kéo dài không khỏi... là dấu hiệu nhận biết sớm ung thư trực tràng.

Ung thư có ảnh hưởng đến ruột già hoặc trực tràng có thể gây kích ứng, viêm và chảy máu. Một số trường hợp ung thư ruột kết và ung thư trực tràng phát triển từ polyp lành tính ban đầu. Tất cả các trường hợp ung thư dạ dày-ruột đều cần được điều trị, thường là sự kết hợp của hóa trị liệu, xạ trị và phẫu thuật.

  • Polyp trực tràng

Là khối u lồi vào trong lòng trực tràng, hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng. Đi ngoài phân có máu tươi là triệu chứng thường gặp nhất, máu thường phủ ngoài mặt phân không trộn lẫn với phân. Với nhiều khối polyp có kích thước lớn dần trên 5 mm, được các bác sĩ cảnh báo nguy cơ trở thành ung thư đại trực tràng sau này.

  • Viêm đại tràng trực tràng

Đại tràng là phần cuối của đường ống tiêu hóa. Trực tràng là phần cuối cùng của đại tràng gần hậu môn. Viêm đại tràng hoặc viêm trực tràng đều có khả năng gây chảy máu. Các nguyên nhân thường gặp của viêm trực tràng và viêm đại tràng bao gồm: nhiễm khuẩn, ký sinh trùng; hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh Crohn; sau điều trị xạ trị hoặc hóa trị liệu; quan hệ tình dục qua đường hậu môn; uống nhiều rượu bia; táo bón. Các phương pháp điều trị viêm trực tràng và đại tràng tùy thuộc vào nguyên nhân và từ kháng sinh đến phẫu thuật.

Đi ngoài lỏng ra máu là dấu hiệu bệnh nguy hiểm gì
  • Viêm dạ dày ruột

Nhiễm khuẩn có thể gây viêm đại tràng và dạ dày, gây tiêu chảy có thể chứa chất nhầy và đi ngoài lỏng ra máu. Điều trị viêm dạ dày ruột thường bao gồm bù chất lỏng, nghỉ ngơi, kháng sinh hoặc thuốc kháng virus, tùy thuộc vào nguyên nhân.

  • Bệnh trĩ

Bệnh trĩ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi, có liên quan đến một vài yếu tố nguy cơ, bao gồm: mang thai, táo bón mạn tính và stress, tiêu chảy mạn tính, đi ngoài lỏng ra máu, rặn mạnh trong lúc đi tiêu hoặc ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu, béo phì, chế độ ăn ít chất xơ hoặc không cân bằng, lão hóa.

Thường xuyên ăn nhiều chất xơ và sử dụng chất làm mềm phân, ngâm nước ấm cũng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu của bệnh trĩ. Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ bệnh trĩ.

Xem thêm: [Khuyến cáo] Đau bụng đi ngoài ra máu có phải dấu hiệu bệnh ung thư?

Nguyên nhân gây hiện tượng đi ngoài lỏng ra máu

Không phải ngẫu nhiên mà người bệnh xuất hiện triệu chứng đi ngoài lỏng ra máu. Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân gây nên, ngoài việc mắc các bệnh nêu ở trên gây hiện tượng đi ngoài lỏng ra máu thì những nguyên nhân gây hiện tượng đi ngoài lỏng ra máu phổ biến dưới đây mọi người nên biết để điều chỉnh và thay đổi:

  • Ăn uống: Chế độ ăn uống chưa khoa học và không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bị ôi thiu làm tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đến tình trạng đi ngoài lỏng.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Các loại giun, sán, trùng roi Giardia lamblia có trong món ăn tái, sống hoặc nguồn nước ô nhiễm theo đường tiêu hóa vào cơ thể cũng là tác nhân gây đi ngoài.
  • Nhiễm vi khuẩn và virus: Các loại vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn thương hàn, virus rota… là tác nhân trực tiếp gây nên tình trạng đi ngoài lỏng ra máu.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài làm mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột, gây đi ngoài.
  • Không dung nạp đường lactose: Đường lactose được tìm thấy trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Nhiều người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa loại đường này, dẫn đến việc đi ngoài sau khi sử dụng một vài loại sữa.

Xem thêm: [Nghiêm trọng] Tiêu chảy ra máu ẩn dấu bệnh lý nguy hiểm chớ bỏ qua

Làm gì khi bị đi ngoài lỏng ra máu?

Khi bị đi ngoài lỏng ra máu phần lớn do thói quen ăn uống và sinh hoạt gây nên. Để khắc phục tình trạng đi ngoài lỏng ra máu hiệu quả, người bệnh cần thực hiện bằng cách thay đổi, điều chỉnh các thói quen trong cuộc sống hàng ngày dưới đây:

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

Phần lớn nguyên nhân gây tiêu chảy do nhiễm khuẩn mà yếu tố khiến vi khuẩn, virus, kí trinh trùng phát triển là do thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Do đó, cần thực hiện thói quen ăn uống khoa học và hợp lý bằng cách:

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp
  • Thực phẩm chọn loại tươi sống, đảm bảo an toàn thực phẩm
  • Tránh sử dụng thức ăn sống, tái, chưa chín hoặc chưa rửa sạch
  • Nên uống nước đun sôi, hạn chế rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích
  • Bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất từ các loại rau củ quả được nấu chín, hoặc rửa sạch
Làm gì khi bị đi ngoài lỏng ra máu

Môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ

Môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ là điều kiện tốt để vi khuẩn không sinh sôi, phát triển và gây bệnh. Vì vậy, mọi người cần dọn dẹp, lau chùi các dụng cụ gia đình, tiệt trùng các dụng cụ đựng thức ăn, dọn dẹp nơi ở sạch sẽ là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh.

Bổ sung nhiều nước

Khi đau bụng đi ngoài ra nước khiến cơ thể bị mất nước, bù nước trong thời gian này là điều thiết yếu. Bạn có thể bù nước bằng đường uống ngăn chặn tình trạng mất nước khi tiêu chảy. Có thể bù dịch qua các thức uống tự pha tại nhà như nước muối pha loãng, món súp, nước gạo rang, ngũ cốc,…

Xem thêm: Chướng bụng đi ngoài ra máu: Nguyên nhân và cách điều trị

Điều trị đi ngoài lỏng ra máu bằng cách nào?

Đi ngoài lỏng ra máu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, gây kiệt sức, mất nước, mệt mỏi, thiếu máu... đến người bệnh. Vì thế điều trị đi ngoài lỏng ra máu bằng cách nào tốt nhất là câu hỏi không ít người quan tâm cần lời giải đáp.

Khi bị đi ngoài lỏng ra máu, người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà dựa theo dấu hiệu của bản thân, điều này là rất nguy hiểm nếu chẩn đoán sai diện bệnh, uống nhầm thuốc không khỏi bệnh ngược lại còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khi bị đi ngoài lỏng ra máu người mắc không nên giấu bệnh, cần phải chủ động đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác diện bệnh từ đó đưa ra phương pháp trị liệu thích hợp nhất.

Để việc chữa đi ngoài ra máu đạt hiệu quả, người bệnh cần kết hợp điều trị theo chỉ định của bác sỹ, với chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý.

Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng mẹo dân gian tại nhà để trị chứng đi ngoài lỏng ra máu:

  • Ngọn lá ổi

Cần một nắm ngọn ổi, rửa sạch nhai sống với một ít muối hạt. Sau đó nuốt lấy một phần nước hoặc có thể nuốt cả bã ổi

Hoặc sắc nước lá ổi với nguyên liệu như sau: Lá ổi non 12 – 20g (sao sơ), gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10 – 12g, vỏ quýt khô 10 – 12g. Cho các vị vào ấm, sắc với 500ml nước, còn lấy 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày trước bữa ăn.

ngọn lá ổi
  • Lá mơ lông

Lá mơ lông có tác dụng điều trị đi ngoài lỏng ra máu và kiết lỵ khá hiệu quả. Cách làm như sau:

Hái một nắm lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ trộn với 1 quả trứng gà ta nướng trên chảo, nướng trên chảo có lót lá chuối hoặc hấp cách thủy (không được chiên với dầu mỡ vì kiết lỵ kỵ với chất béo). Có thể ăn một ngày 2-3 lần liên tục trong 3 đến 4 ngày sẽ khỏi.

lá mơ lông
  • Rau sam

Ram sam là loại rau khá hữu ích trong điều trị chứng tiêu chảy. Rau sam tươi 100g, cỏ sữa tươi 50g sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng.

Bài viết ở trên là những thông tin chi tiết về Đi ngoài lỏng ra máu dấu hiệu bệnh nguy hiểm chớ chủ quan để mọi người có thể tham khảo và biết cách xử lý khi xảy ra những trường hợp liên quan.

Xem thêm: Đi ngoài ra chất nhầy có máu là bệnh gì có nguy hiểm không?

Các tìm kiếm liên quan đến Đi ngoài lỏng ra máu

đi ngoài ra máu nên ăn gì

buồn nôn đi ngoài ra máu

đi đại tiện ra máu ở nữ

cách chữa đi ngoài ra máu

cách trị đi cầu ra máu tại nhà

chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian

bài thuốc dân gian chữa đi ngoài ra máu

tiêu chảy ra máu

Từ ngày 01/09 đến hết ngày 30/09, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng gửi tới người bệnh chương trình ưu đãi đặc biệt:
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng
ĐẶC BIỆT : Trong tháng 9, phòng khám miễn phí nội soi hậu môn - trực tràng cho 10 người thăm khám đầu tiên trong ngày

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.