[Đi ngoài ra máu] Nguyên nhân đi ỉa ra máu? Khám ở đâu

Đi ỉa ra máu có nhiều nguyên nhân gây ra, hiện tượng này ai cũng có thể mắc phải và bình thường nếu chỉ xuất hiện một vài lần rồi chấm dứt. Tuy nhiên nếu đi ỉa ra máu kéo dài liên tục không dứt thì rất nguy hiểm. Vậy nguyên nhân đi ỉa ra máu là gì, đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì, đi ngoài ra máu nên ăn gì thì hãy tìm đáp án trong bài viết dưới đây.

Đi ỉa là máu là gì?

Không ít người hoảng sợ khi mình bị xuất hiện triệu chứng đi ỉa ra máu mà không biết nguyên nhân do đâu. Trước hết ta cần tìm hiểu hiện tượng đi ỉa ra máu là gì.

Đi ỉa ra máu không hiếm gặp. Một số trường hợp không nguy hiểm và có thể tự khỏi, một số khác là triệu chứng nguy hiểm cần điều trị. Bệnh có thể biểu hiện dưới dạng chảy máu sau phân, trong phân có lẫn máu (thường ít, bằng mắt thường khó thấy mà phải nhờ xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân).

Trong phân có máu thường gặp ở đoạn dưới đường tiêu hóa (chảy máu đại trực tràng), cũng có thể ở đoạn trên đường tiêu hóa. Máu có thể có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hay thâm đen tùy thuộc vào bộ phận mắc bệnh bị chảy máu, lượng máu và thời gian máu đọng.

Tuy đi ỉa ra máu không nguy hiểm đến tính mạng nhưng mọi người cũng không nên chủ quan, lơ là mà cần phải đi khám ngay để kịp thời tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị càng sớm càng tốt.

Xem thêm: [Khẩn cấp] Đi ngoài ra máu cục chữa sớm trước khi quá muộn

Nguyên nhân đi ỉa ra máu

Đi ỉa ra máu (đi ngoài ra máu) không phải là một diện bệnh mà nó là triệu chứng và dấu hiệu của các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hoặc các bệnh lý hậu môn trực tràng. Nguyên nhân đi ỉa ra máu là gì đó có thể là các bệnh lý dưới đây:

1. Bệnh trĩ

Đại tiện ra máu là một trong những triệu chứng sớm và điển hình nhất của bệnh trĩ. Nếu để ý quan sát sẽ thấy máu bị lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh, thường màu đỏ tươi. Một số trường hợp còn thấy chảy máu khi ngồi xổm. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải một số triệu chứng như đau hậu môn, ngứa hậu môn.

2. Táo bón

Những người có thói quen ăn uống thiếu chất xơ, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê,… uống ít nước, ít ăn các loại rau xanh, hoa quả, do ngồi nhiều, ít hoạt động, do tác dụng phụ của thuốc hoặc do gặp các vấn đề về đường tiêu hóa,… sẽ gây ra tình trạng táo bón.

Người bệnh bị táo bón khi đi đại tiện sẽ rất khó khăn, đau rát do phân khô cứng, người bệnh phải rặn mạnh mới có thể đào thải phân ra ngoài cơ thể. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến tĩnh mạch bị thương tổn và căng giãn quá mức từ đó gây ra hiện tượng đi ị ra máu tươi. Táo bón cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.

Nguyên nhân đi ỉa ra máu

3. Nứt kẽ hậu môn

Tình trạng chảy máu trong phân ở bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn có thể có nhưng số lượng máu thường không nhiều, máu có màu đỏ nhạt. Ngoài ra, bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn còn có biểu hiện đau hậu môn khi đại tiện (điển hình nhất), chảy dịch ở vết nứt hậu môn…

4. Polyp trực tràng

Là khối u lồi vào trong lòng trực tràng, hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng. Đi ngoài phân có máu tươi là triệu chứng thường gặp nhất, máu thường phủ ngoài mặt phân không trộn lẫn với phân. Với nhiều khối polyp có kích thước lớn dần trên 5 mm, được các bác sĩ cảnh báo nguy cơ trở thành ung thư đại trực tràng sau này.

5. Ung thư đại trực tràng

Máu trong phân là một trong những triệu chứng sớm có thể gặp. Máu có thể có màu đỏ, đôi khi xuất hiện với số lượng ít (máu ẩn trong phân). Có đến khoảng 60% bệnh nhân mắc ung thư trực tràng có biểu hiện đi ngoài ra máu và đây cũng là triệu chứng bệnh điển hình nhất.

6. Các bệnh đường tiêu hóa

Chảy máu đại trực tràng thấy máu đỏ trong khi đó máu có màu đen hay đỏ thẫm thường do chảy máu đoạn trên đường tiêu hóa.

Xem thêm: Đi ị ra máu nên ăn gì hết bệnh (đơn giản mà không hề dễ)

Đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì tốt nhất?

Đi ỉa ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm vì thế người bệnh không nên chủ quan tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Để an toàn thì mọi người nên đến cơ sở chuyên khoa uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng của mình.

Cần đi khám để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh, để biết hướng điều trị thích hợp từ bệnh lý thực tế của bệnh nhân.

Việc sử dụng thuốc chỉ được áp dụng cho các bệnh lý ở mức độ nhẹ, còn ở mức độ nặng thì nhất thiết là phải có sự can thiệp ngoại khoa. Tùy theo tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.

Đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì tốt nhất thì cần phải uống thuốc theo chỉ định và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa uy tín. Điều quan trọng là mọi người cần phải chủ động đi khám ngay khi xuất hiện dấu hiệu.

Tác hại khi đi ỉa ra máu

Đi ỉa ra máu mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để lâu kéo dài không chữa trị thì sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Dưới đây là những tác hại khi đi ỉa ra máu mọi người cần hải biết để chữa trị càng sớm càng tốt.

  • Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

Đau rát hậu môn, đại tiện ra máu khiến người bệnh luôn có cảm giác đau đớn, mệt mỏi, bất an thường trực khiến chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc bị suy giảm.

  • Thiếu máu trầm trọng

Tình trạng đại tiện ra máu kéo dài, nhất là những trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn nặng, máu chảy thành giọt, thành tia sẽ dẫn đến thiếu máu trầm trọng, cơ thể xanh xao, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt đặc biệt nguy hiểm với những người có làm việc trên cao và khi tham gia giao thông. Ở phụ nữ mang thai, thiếu máu làm tăng nguy cơ thai phụ suy nhược cơ thể, thai nhi kém phát triển thậm chí là sẩy thai, sinh non, thai chết lưu.

  • Ảnh hưởng đến đời sống tình dục

Hầu hết các trường hợp người bệnh bị đi ỉa ra máu tươi kèm theo cảm giác ngứa rát, đau đớn hậu môn nhất là khi lao động nặng nhọc, ngồi quá nhiều, đứng quá lâu và khi quan hệ tình dục. Đau đớn mỗi khi quan hệ tình dục sẽ khiến người bệnh rơi vào tình trạng "sợ" các "cuộc yêu", lảng tránh bạn tình từ đó chất lượng đời sống chăn gối bị suy giảm, hạnh phúc gia đình bị đe dọa nghiêm trọng.

Tác hại khi đi ỉa ra máu
  • Suy giảm sức đề kháng

Một tác hại mà hiện tượng đại tiện ra máu gây ra cần được đề cập đến đó là khiến người bệnh suy giảm sức đề kháng, từ đó người bệnh dễ mắc phải nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, có thể kể đến là các căn bệnh xã hội như: bệnh lậu, sùi mào gà, giang mai,…

  • Một số tác hại khác

Nguyên nhân gây đại tiện ra máu do táo bón, do bệnh trĩ ở giai đoạn đầu,… nếu không được chữa trị kịp thời sẽ biến chứng nguy hiểm gây nhiễm trùng máu, hoại tử thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Những tác hại của việc đi ỉa ra máu là không thể coi thường, vì vậy mọi người cần phải quan tâm tới sức khỏe của mình bằng cách đi khám ngay khi có triệu chứng xuất hiện để tránh những nguy hiểm và biến chứng về sau.

Xem thêm: [Chớ bỏ qua] Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu nên ăn gì?

Đi ỉa ra máu xuất hiện chủ yếu do táo bón gây nên, làm thế nào để cải thiện tình trạng này. Đó là mọi người nên điều chỉnh chế độ ăn uống một cách khoa học giúp nhuận trạng và quá trình đi tiêu dễ dàng.

Thực phẩm giàu chất xơ

Nhiều loại rau có tác dụng nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón khá tốt, điển hình như Rau diếp cá, mồng tơi, rau má, rau khoai lang, rau đay, rau sam, rau cần…

Ngoài ra, một số loại củ quả và hạt có tỷ lệ chất xơ cao như khoai lang, củ cải, cà rốt, bơ, đu đủ, bưởi, thanh long, hạt đậu đen, vừng đen... sẽ hỗ trợ tốt cho người bị táo bón, trĩ, giúp đại tiện dễ dàng hơn.

Uống nước đầy đủ

Khi thiếu nước, ruột già sẽ tăng cường hấp thu nước từ phân vào máu, làm cho phân càng khô cứng. Táo bón thêm trầm trọng gây bất lợi cho những người vốn mắc bệnh lý trực tràng – hậu môn như trĩ, polyp, viêm nhiễm hậu môn.

Niêm mạc đường ruột càng bị cọ xát, hiện tượng chảy máu càng nghiêm trọng hơn. Nên một lần nữa cần nhắc lại, uống đủ nước, tối thiểu 2 lít mỗi ngày thực sự khá quan trọng đối với người mắc những bệnh kể trên.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu magie

Magie là một khoáng đa lượng tối cần cho cơ thể vì góp mặt trong nhiều chuyển hóa quan trọng. Đặc biệt magie còn hỗ trợ giúp tăng cường nhu động ruột, giúp đại tràng thực hiện chức năng tiêu hóa trơn tru hơn.

Đi ngoài ra máu nên ăn gì

Nhìn chung các thực phẩm giàu chất xơ thì cũng có hàm lượng magie cao. Điển hình là các loại rau xanh ( súp lơ xanh, rau dền, rau bina, bí đỏ, …), các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt, hạt và quả hạch ( đặc biệt là hạnh nhân).

Ngoài ra, người thiếu magie nên ăn thêm những thực phẩm giàu magie khác như sữa, thịt, hải sản, thậm chí la nguồn “nước cứng” cũng cung cấp cho cơ thể một phần magie đáng kể.

Ăn các loại rau củ quả giàu vitamin C

Vitamin nổi tiếng là một chất chống oxy hóa tuyệt vời. Nó còn giúp cơ thể được thanh nhiệt hơn, tăng cường sức đề kháng, vô cùng cần thiết nếu người bệnh đang bị rách niêm mạc, chảy máu vùng hậu môn, trực tràng.

Các thực phẩm giàu vitamin điển hình nên bổ sung bao gồm: cam, chanh, bưởi, kiwi, lê, mận...

Nguồn thực phẩm giàu Rutin

Rutin là một hợp chất flavonoid tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sức bền tĩnh mạch rất tốt. Chính vì vậy, rutin thường được khuyên dùng trong trường hợp bị suy yếu mạch máu, các trường hợp chảy máu, tổn thương niêm mạc... Nguồn rutin dồi dào nhất hiện nay phải kể đến nụ hòe.

Hoặc bổ sung rutin cho cơ thể từ nguồn thực phẩm sau: lúa mạch, kiều mạch, tam giác mạch, cam, bưởi, diếp cá, rau má...

Mọi người hãy điều chỉnh thói quen ăn uống ngay từ hôm nay, lập ra một chế độ và thực đơn khoa học, hợp lý cho chinha mình và người thân thực hiện mỗi ngày để có một cơ thể khỏe mạnh.

Bác sĩ khuyên bạn áp dụng các cách phòng ngừa đi ỉa ra máu tại nhà

Ngoài việc thăm khám và điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học thì việc thực hiện phòng ngừa đi ỉa ra máu tại nhà rất quan trọng. Điều này rất quan trọng và có tác dụng rất lớn trong việc ngăn chặn đồng thời hỗ trợ điều trị đi ỉa ra máu.

Bác sĩ khuyên bạn áp dụng các cách phòng ngừa đi ỉa ra máu tại nhà dưới đây:

+ Chế độ ăn: Chế độ ăn hợp lý, ăn ít thịt nhiều rau, ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, ăn ít đồ cay, ăn nhiều trái cây, ăn sáng hàng ngày giúp đi đại tiện dễ dàng. Không uống rượu, bia; không dùng các thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu.

+ Đi đại tiện hàng ngày: Tập thói quen đi cầu hàng ngày, giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, khi đi đại tiện không ngồi xổm lâu hoặc rặn mạnh. Giảm bớt các tác động lên vùng hậu môn, trực tràng, dùng giấy vệ sinh mềm, sạch sẽ.

cách phòng ngừa đi ỉa ra máu tại nhà

+ Vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày: nhất là sau mỗi lần đi vệ sinh. Bạn có thể dùng nước ấm để vệ sinh hậu môn, sau đó lau khô bằng khăn mềm.

+ Thể dục, thể thao: Tham gia vào một số hoạt động thể chất phù hợp để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và sự lưu thông máu. Tăng cường vận động cho cơ thắt hậu môn, đặc biệt là vận động hậu môn, khi bị sưng tấy do trĩ, chảy máu nhiều thì nên đi khám và điều trị kịp thời.

+ Làm việc khoa học: Tránh khuân vác quá nặng, tránh đứng/ngồi liên tục trong thời gian dài. Với người phải ngồi làm việc liên tục, sau khoảng 1h nên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng vài phút.

Trên đây là những thông tin chi tiết về Nguyên nhân đi ỉa ra máu? Được chuyên gia chia sẻ và giải đáp. Khám ở đâu tốt nhất, chính xác, an toàn thì bạn cần phải đến cơ sở uy tín và chất lượng.

Xem thêm: [Cảnh báo] Đại tiện ra máu tươi không đau là bệnh gì? Nguy hiểm không

Các tìm kiếm liên quan đến nguyên nhân đi ỉa ra máu

đi ỉa ra máu

đi ngoài ra máu tươi uống thuốc gì

đi ngoài ra máu nên ăn gì

đi ngoài ra máu và chất nhầy

bé đi ngoài ra máu nhầy

bé đi ị ra máu

Từ ngày 01/09 đến hết ngày 30/09, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng gửi tới người bệnh chương trình ưu đãi đặc biệt:
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng
ĐẶC BIỆT : Trong tháng 9, phòng khám miễn phí nội soi hậu môn - trực tràng cho 10 người thăm khám đầu tiên trong ngày

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.