[Chớ bỏ qua] Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt có nguy hiểm không?

Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt có nguy hiểm không là câu hỏi mà không ít người mắc triệu chứng này tìm câu trả lời. Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt không hiểm gặp và ai cũng có thể mắc phải. Làm thế nào để chữa khỏi triệu chứng này hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm đáp án từ chuyên gia.

Bị đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt có nguy hiểm không?

Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt xuất hiện một vài lần rồi chấm dứt là hiện tượng bình thường nhưng tình trạng này kéo dài liên tục không hết thì rất nguy hiểm người bệnh nên đi khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc một số loại bệnh nguy hiểm liên quan đến đường tiêu hóa hoặc các bệnh lý hậu môn trực tràng.

Đây là những bệnh lý vô cùng nguy hiểm, không những khiến người bệnh gặp khó khăn khi sinh hoạt mà còn có thể gây viêm nhiễm, lở loét hậu môn, gây mất máu quá nhiều, dẫn đến tử vong. Hơn nữa, bệnh nếu để lâu không điều trị có thể gây ung thư hậu môn, ung thư trực tràng, đe dọa tính mạng.

Dưới đây là các bệnh lý có thể bạn đã mắc phải khi bị đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt mọi người nên chú ý để kịp thời đi khám và điều trị:

  • Bệnh trĩ

Ống hậu môn là nơi có nhiều mạch máu, tạo thành các búi tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm mạc, chúng có tính chất cương nên có chức năng của một cái nệm, giữ vai trò khép kín hậu môn. Vì một nguyên nhân nào đó mà các đám rối tĩnh mạch này bị giãn quá mức thì sẽ tạo thành bệnh trĩ.

Đại tiện máu đỏ tươi là triệu chứng sớm nhất và thường gặp. Lúc đầu chảy máu kín đáo, bệnh nhân tình cờ phát hiện có máu ở giấy vệ sinh hoặc nhìn vào phân thấy một vài tia máu nhỏ dính vào phân rắn, về sau máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà. Muộn nữa, cứ mỗi lần đại tiện, ngồi xổm, đi lại nhiều là máu chảy.  

  • Polyp trực tràng và đại tràng

Bệnh khá thường gặp nhưng lại rất khó để phát hiện ra sớm. Đây là những khối u lồi vào trong lòng đại trực tràng, hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trực tràng.

Triệu chứng duy nhất của bệnh này là đại tiện máu tươi với số lượng nhiều, có thể kèm theo tình trạng thiếu máu nặng. Bệnh diễn biến từng đợt, không táo bón cũng chảy máu. Nếu polyp có cuống dài và ở thấp gần ống hậu môn thì có thể sa ra ngoài.

Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt
  • Viêm, nứt kẽ hậu môn:

Thường do táo bón, bệnh nhân cố rặn làm cho ống hậu môn sưng, phù nề, đỏ mọng, đôi khi có nứt ống hậu môn.

Triệu chứng điển hình nhất là đau vùng hậu môn, máu đỏ tươi thành giọt, đau lưng khi đại tiện...

  • Bệnh ung thư đại trực tràng

Đây có lẽ là nguyên nhân gây đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt mà nhiều người khiếp sợ nhất. Bệnh có tỷ lệ tử vong đứng thứ 4 trong số các căn bệnh ung thư chúng ta có thể mắc phải. Người bệnh thường có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi hoặc máu lẫn trong phân có màu đen, phân bị dẹt do sự phát triển của khối u trong lòng đại trực tràng. Ngoài ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy kéo dài cũng thường xảy ra khi mắc căn bệnh này.

Hiện tượng đi ngoài máu chảy thành giọt nếu kéo dài có thể khiến người bệnh bị mất máu quá nhiều khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống và bị suy kiệt sức khỏe. Đặc biệt hơn nếu tình trạng này là do ung thư gây ra mà người bệnh không đi khám ngay thì sẽ bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị và khó duy trì được tuổi thọ của mình.

  • Xuất huyết đường tiêu hóa

Xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa... cũng gây đi ngoài ra máu nhỏ giọt, biểu hiện thường là đi ngoài ra phân đen với mùi đặc trưng.

Xem thêm: [Đi ngoài ra máu] Nguyên nhân đi ỉa ra máu? Khám ở đâu

Khi bị đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt phải làm gì?

Nhiều người hoang mang lo sợ không biết phải làm gì khi bị đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt. Chuyên gia khuyên bạn ngay khi có biểu hiện đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt thì cần phải đến cơ sở chuyên khoa uy tín để khám ngay. Người bệnh cần phải cần được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh mới có thể giúp bạn đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh nên kết hợp áp dụng các cách phòng ngừa và khắc phục triệu chứng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt ở dưới đây.

+ Tránh làm việc nặng quá sức. Không ngồi lâu hay đứng nhiều một chỗ

+ Kiêng sử dụng rượu bia, hút thuốc lá và các chất kích thích khác như ớt, hạt tiêu

+ Tránh để táo bón bằng cách tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, ăn nhiều rau xanh, đồ mát và các loại trái cây như chuối, táo, đu đủ chín. Kèm theo đó cần uống ít nhất 2 lít nước/ ngày

+ Tránh stress và cố gắng giữ cho tâm trạng luôn được thoải mái. Tâm lý không tốt sẽ ảnh hưởng đến sự co bóp của niêm mạc ruột và khiến máu kém lưu thông khiến cho bệnh tình ngày càng diễn tiến trầm trọng.

+ Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn để vùng kín không bị nhiễm khuẩn.

+ Tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng cũng có tác dụng tăng cường co bóp nhu động ruột chống táo bón, tăng sức đề kháng cho cơ thể đối với bệnh tật. Người bị đi ngoài máu tươi nhỏ thành giọt nên tránh những môn tập luyện nặng như đẩy tạ, đá banh…

Xem thêm: [Khẩn cấp] Đi ngoài ra máu cục chữa sớm trước khi quá muộn

Bị đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt nên ăn gì?

Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt phần lớn do thói quen ăn uống và sinh hoạt gây nên. Làm thế nào để khắc phục tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt thì người bệnh cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống hàng ngày.

Vậy bị đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt nên ăn gì, dưới đây là danh sách các loại thực phẩm nên ăn mọi người có thể tham khảo để lập cho mình một thực đơn thật hợp lý.

Ăn nhiều chất xơ

Khi bị đi ngoài ra máu bạn nên bổ sung chất xơ trong thực đơn của mình, vì chất xơ có tác dụng tham gia dự trữ nước đáng kể trong ruột, làm phân dễ mềm ra nên dễ dàng khi di chuyển ra ngoài, giảm tình trạng đại tiện ra máu. Một số thực phẩm giàu chất xơ được nhắc đến như: rau xanh, bánh mì, các loại đậu, hoa quả như mận, kiwi, lê…

Các loại ngũ cốc

Các loại ngũ cốc chứa rất nhiều Vitamin , nhiều chất xơ, không chỉ tốt cho tim mạch mà còn tốt cho các bệnh đại tràng, đi ngoài ra máu. Một số loại ngũ cốc dinh dưỡng cao như: ngô, lúa mạch, yến mạch, đậu nành.

Bị đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt nên ăn gì

Sữa chua

Sữa chua được biết đến rất tốt cho hệ tiêu hóa, tránh táo bón, phòng và hạn chế tình trạng đi cầu ra máu. Bên cạnh đó, sữa chua còn có một số tác dụng khác như: tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm cholesterol “xấu”, giữ ổn định trọng lượng cơ thể, giúp xương chắc khỏe, giảm viêm hiệu quả.

Thực phẩm chứa nhiều magie

Thực phẩm chứa nhiều magie có trong sữa, rau đay, rau khoai lang, củ khoai, những loại thực phẩm này có tác dụng làm mềm phân, nhuận tràng, đặc biệt mỗi ngày ăn một vài quả chuối sẽ giúp bạn giảm hiện tượng đi ngoài ra máu.

Thực phẩm chứa nhiều Vitamin C

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C có tác dụng hỗ trợ đề kháng với nhiễm trùng như: cảm cúm, mau lành vết thương, tăng cường hấp thụ chất sắt, chống bệnh đục thủy tinh thể bằng cách tăng lượng máu đến mắt. Vitamin C chứa nhiều trong các loại thực phẩm như cà chau, lê, ổi, táo, dâu tây, đu đủ, cam..

Uống đủ nước

Như chúng ta đã biết, mỗi ngày cơ thể cần cung cấp đủ 2 lít nước. Do vậy, bạn nên cung cấp đủ nước mỗi ngày để có đủ năng lượng hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, bạn nên cung cấp thêm cho cơ thể nước ép trái cây tươi mỗi ngày sẽ tốt hơn. Tốt nhất sau khi thức dậy buổi sáng, bạn nên uống một cốc nước lạnh để kích thích nhu động ruột và có thể giải độc, thanh lọc cơ thể.

Nguồn thực phẩm giàu Rutin

Rutin là một hợp chất flavonoid tác dụng chống oxy hóa và tăng cường sức bền tĩnh mạch rất tốt. Chính vì vậy, rutin thường được khuyên dùng trong trường hợp bị suy yếu mạch máu, các trường hợp chảy máu, tổn thương niêm mạc... Nguồn rutin dồi dào nhất hiện nay phải kể đến nụ hòe. Hoặc bổ sung rutin cho cơ thể từ nguồn thực phẩm sau: lúa mạch, kiều mạch, tam giác mạch, cam, bưởi, diếp cá, rau má...

Xem thêm: Đi ị ra máu nên ăn gì hết bệnh (đơn giản mà không hề dễ)

Bài thuốc dân gian chữa đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt

Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt bằng các nguyên liệu dễ tìm, đơn giản, dễ thực hiện và không gây tác dụng phụ được nhiều người áp dụng có hiệu quả.

1. Chữa đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt bằng rau diếp cá

Theo y học cổ truyền, cây diếp cá có công năng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, tiêu thủng, lợi tiểu mạnh làm bền mao mạch (do có hợp chất flavonoit). Việc dùng rau diếp cá là cách chữa đi ngoài ra máu bằng phương pháp dân gian đơn giản, tiết kiệm nhưng công dụng của nó lại được đánh giá cao.

Bạn chỉ cần rửa sạch một nắm rau diếp cá tươi rồi cho ít nước vào xay thành khoảng một ly và uống trước khi ăn một giờ. Chỉ cần uống 3 ngày liên tiếp sẽ hết đi đại tiện ra máu.

Hoặc lấy khoảng 30g lá diếp cá khô (khoảng 20g lá tươi) đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun trong vòng 15 phút sau đó đem ra xông vào vùng vết thương ở dưới hậu môn. Xông tới khi nào nước ấm lấy bã của rau diếp cá ra rửa, lặp lại mỗi ngày.

2. Hòe hoa, trắc bá diệp, kinh giới, chỉ xác

Mỗi nguyên liệu 45g đem sấy khố, tán bột, mỗi lần uống 6g với nước cơm

Triệu chứng đi ngoài ra máu nhỏ giọt có thể sử dụng bài thuốc từ hòe hoa để giúp ngăn chặn tình trạng này hiệu quả. Theo đông y, hoa hoè vị đắng, tính hơi lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lương huyết và chỉ huyết, thường được dùng để chứa các chứng bệnh như đại tiện ra máu, trĩ huyết (bệnh trĩ chảy máu), tiểu tiện ra máu, băng huyết, băng kinh, rong huyết, rong kinh,..

Bài thuốc trên có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, phòng tránh và ngăn chặn tình trạng bệnh phát triển một cách an toàn.

Bài thuốc dân gian chữa đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt

3. Lá ngải cứu điều trị chứng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt

Tác dụng: Lá ngải cứu được coi là vị thuốc quý trong dân gian, có khả năng chữa các căn bệnh đường tiêu hóa như táo bón, bệnh trĩ hay đi ngoài ra máu…

Theo Đông y, lá ngải cứu có vị đắng, tính ấm, khả năng kháng viêm nhiễm, nhuận tràng cần có thể điều trị chứng đi ngoài ra máu.

Cách dùng: Ẳn lá ngải cứu với trứng hay giã nát lá ngải cứu đắp vào khu vực "cửa sau", thực hiện rất hay hàng ngày giúp đến khi chứng đi cầu ra máu chuyển biến tốt.

4. Chữa chứng đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt bằng rau sam

Tác dụng: Rau sam có tác động kháng viêm nhiễm, nhuận tràng, kích thích lưu thông máu, thường được sử dụng trong trị những chứng căn bệnh cùng với da hay chứng bệnh "cửa sau" trực tràng như sỏi thận, kiết lỵ, bao gồm cả chứng đại tiện ra máu.

Cách dùng: Bài thuốc nam chữa đi ngoài ra máu từ rau sam khá đơn giản. bệnh nhân chỉ cần thiết giã nát nước rau sam để chắt lấy nước, pha thêm lượng đường hay mật ong vừa đủ để uống khi đói. Mỗi ngày uống một lần.

Trên đây là những thông tin hữu ích giải đáp vấn đề Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt có nguy hiểm không? mọi người không nên bỏ qua. Nếu còn thắc mắc và chưa rõ vấn đề nào thì mọi người hãy nên đi khám bác sĩ ngay để kịp thời chữa trị sớm nhất.

Xem thêm: [Cảnh báo] Đại tiện ra máu tươi không đau là bệnh gì? Nguy hiểm không

Các tìm kiếm liên quan đến Đi ngoài ra máu tươi nhỏ giọt

cách chữa đi ngoài ra máu tươi

trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu tươi

cách điều trị đi ngoài ra máu tươi

đi ngoài ra máu nên ăn gì

đi đại tiện ra máu nhưng không đau

đi cầu ra máu nhưng không đau

Từ ngày 01/09 đến hết ngày 30/09, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng gửi tới người bệnh chương trình ưu đãi đặc biệt:
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng
ĐẶC BIỆT : Trong tháng 9, phòng khám miễn phí nội soi hậu môn - trực tràng cho 10 người thăm khám đầu tiên trong ngày

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.