[Tổng hợp] Cách chữa bệnh lòi dom (bệnh trĩ) không tái phát

Lòi dom (bệnh trĩ) là căn bệnh phiền toái đứng đầu trong các bệnh lý hậu môn trực tràng. Số người mắc bệnh lòi dom ngày càng gia tăng không kể lứa tuổi, giới tính, đối tượng nào. Vậy cách chữa bệnh lòi dom hiệu quả nhất là gì, thuốc chữa bệnh lòi dom nào tốt nhất? Cùng tìm đáp án do chuyên gia bật mí trong bài viết dưới đây nhé.

Lòi dom là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu

Lòi dom hay trĩ là căn bệnh khổ sở, đau đớn và cản trở sinh hoạt của người bệnh. Vậy bệnh lòi dom là gì, nguyên nhân và dấu hiệu bệnh ra sao mà nhiều người mắc phải. Hãy cùng tìm hiễu để biết cách chữa bệnh lòi dom hiệu quả không tái phát.

Ở vùng trực tràng – hậu môn, một phần trực tràng bị giãn nở quá mức tạo thành các búi dom. Khi người bệnh đi đại tiện, các búi dom chịu lực tác động và lòi ra bên ngoài gây ra bệnh lòi dom.

Trĩ trở nên quá lớn (bị viêm) chính là “lòi dom” hoặc bệnh lý bệnh trĩ. Hiểu một cách đơn giản, "dom" là chỗ sưng đau đớn và là nguyên nhân gây ra vấn đề khó chịu, khi các búi trĩ hoặc các cấu trúc thông thường bị sưng lên. Tuy nhiên, hiện nay trong nhiều trường hợp, từ “lòi dom” và bệnh trĩ gần như luôn luôn được sử dụng thay thế cho nhau.

Búi dom có thể có kích thước khác nhau và ở bên trong hoặc bên ngoài hậu môn. Thông thường, các búi dom bên trong lớn khoảng 2-4 cm ở lỗ hậu môn. Búi dom bên ngoài (khối máu quanh hậu môn) xuất hiện trên các cạnh bên ngoài của hậu môn. Tình trạng dom bên trong thường phổ biến hơn.

Xem thêm: Trả lời chính xác bệnh trĩ có tự khỏi được không? – Bstrinhtung

Bệnh lòi dom là gì

Nguyên nhân gây bệnh lòi dom

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh trĩ là do tăng áp lực ở hậu môn hoặc tĩnh mạch trực tràng. Một số yếu tố dẫn đến hiện tượng này là:

- Giao hợp qua hậu môn

- Táo bón, tiêu chảy mãn tính

- Thường xuyên nâng trọng lượng nặng

- Béo phì / thừa cân

- Phụ nữ đang có thai, sau sinh con

- Ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu

- Rặn mạnh khi đi cầu

- Thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống.

- Một nguyên nhân khác của bệnh trĩ là sự suy yếu của các mô liên kết ở trực tràng và hậu môn xảy ra ở người lớn tuổi

Triệu chứng bệnh lòi dom

Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết bệnh lòi dom không thể bỏ qua mọi người cần nắm rõ để kịp thời đi khám và lựa chọn cách chữa bệnh lòi dom tốt nhất.

Khi bệnh còn nhẹ lòi dom có các biểu hiện như: đi ngoài ra máu tươi, máu dính vào phân hoặc giấy vệ sinh. Hậu môn ngứa ngáy, thường có cục “thịt thừa” lòi ra ở hậu môn mỗi khi đại tiện, sau đó có thể tự co lên được.

Khi lòi dom nặng máu tươi nhỏ giọt hoặc bắn thành tia, búi trĩ thòi hẳn ra ngoài, phải dùng tay ấn mới vào được, gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Đồng thời, người bệnh lòi dom luôn cảm thấy tức ở hậu môn, cảm giác đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc.

Triệu chứng bệnh lòi dom

Ngoài ra còn xuất hiện một số biểu hiện khác như:

+ Cảm thấy có cục cứng xung quanh hậu môn.

+ Có một cảm giác không thoải mái sau khi đã đi tiêu.

+ Ngứa ngáy ở vùng hậu môn

+ Chất nhầy chảy ra khi đi xong

+ Đau trong khi đi vệ sinh

+ Khu vực hậu môn có thể bị đỏ và đau

+ Căng thẳng quá mức khi đi tiêu

Cách chữa bệnh lòi dom (bệnh trĩ) tốt nhất hiện nay

Tùy theo tình trạng và mức độ bệnh lòi dom nằm ở giai đoạn nào mà người bệnh chọn cho mình cách chữa bệnh lòi dom tốt nhất. Lòi dom là căn bệnh khó nói vì thế nhiều người e ngại để bệnh phát triển trong thời gian dài mới đi khám. Điều này làm quá tình chữa trị khó khăn vì thế mọi người cần phải chủ động đi khám sớm.

Dưới đây là các cách chữa bệnh lòi dom (bệnh trĩ) tốt nhất hiện nay mọi người nên tham khảo áp dụng:

1. Điều trị nội khoa:

Điều trị nội khoa áp dụng với lòi dom ở giai đoạn nhẹ bằng các cách sau:

+ Thuốc mỡ, kem, miếng đệm và các loại thuốc OTC khác Có một số thuốc không kê đơn (OTC) giúp làm dịu khu vực bị sưng và tấy đỏ xung quanh hậu môn. Thành phần của chúng có Hazel, Hydrocortisone, hoặc một số thành phần hoạt chất khác có thể làm giảm triệu chứng ngứa và đau.

Điều quan trọng là phải nhớ rằng những cách đó không thể chữa được lòi dom mà chúng chỉ điều trị các triệu chứng. Không sử dụng bảy ngày liên tiếp vì dùng trong thời gian dài có thể gây kích ứng vùng hậu môn và làm da mỏng đi. Ngoại trừ khi có chỉ định của bác sĩ, không sử dụng hai hoặc nhiều loại thuốc cùng một lúc.

+ Corticosteroid - có thể làm giảm viêm. Tuy nhiên, việc sử dụng không được vượt quá khoảng sáu đến bảy ngày.

+ Thuốc giảm đau: hãy hỏi ý kiến dược sĩ để sử dụng thuốc giảm đau thích hợp, chẳng hạn như Acetaminophen (Tylenol, Paracetamol).

+ Thuốc nhuận tràng: các bác sĩ có thể kê toa nếu bệnh nhân bị táo bón.

Cách chữa bệnh lòi dom

2. Điều trị ngoại khoa:

Nếu bệnh trĩ đã ở giai đoạn nặng, bạn có thể cần được điều trị bằng phẫu thuật để loại bỏ hoặc giảm kích thước của búi trĩ.

+ Kẹp trĩ: Chặn lưu lượng máu đến các mô của búi trĩ. Cách này thường ít gây đau đớn hơn Hemorrhoidectomy. Tuy nhiên sau đó cũng có nguy cơ tái phát bệnh trĩ và sa trực tràng (một phần của trực tràng nhô ra khỏi hậu môn ).

+ Thắt vòng cao su: bác sĩ sẽ dùng một vòng bằng cao su để thắt đáy búi trĩ. Nút thắt này sẽ ngăn máu lưu thông đến búi trĩ, từ đó khiến búi trĩ nhỏ lại.

+ Chích xơ: được bắt đầu từ năm 1916 và Terrell là người có công đầu tiên đưa phương pháp chích trĩ thành một phương pháp trị bệnh trĩ căn bản khoa học. Các bác sĩ sẽ tiêm một dung dịch hóa chất vào mạch máu để làm co lại các búi trĩ.

+ Quang đông hồng ngoại: bác sĩ sẽ dùng nhiệt để thu nhỏ búi trĩ.

+ Phẫu thuật cắt búi trĩ: được sử dụng điều trị các dom lớn trong bệnh trĩ cấp độ 3 hoặc 4. Phẫu thuật được sử dụng nếu các phương pháp khác không hiệu quả. Đôi khi phẫu thuật được thực hiện trên cơ sở ngoại trú, bệnh nhân về nhà sau khi làm xong phẫu thuật, hoặc họ có thể phải ở lại qua đêm trong bệnh viện.

Xem thêm: Bệnh trĩ – lòi dom là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

3. Điều trị tại nhà:

Bệnh lòi dom ở giai đoạn đầu mới phát bệnh có thể điều trị tại nhà bằng các phương pháp dưới đây:

+ Thiết lập chế độ ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp phân mềm và dễ dàng thải ra ngoài hơn, làm giảm áp lực tác động lên búi trĩ

+ Ngồi ngâm nước ấm nhiều lần trong ngày

+ Chườm nước đá có thể giúp làm giảm sưng

+ Tập thể dục để giúp ngăn ngừa táo bón

+ Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một số loại thuốc làm mềm phân hoặc bổ sung chất xơ như psyllium (Metamucil) hoặc methylcellulose (Citrucel)

+ Bạn có thể sử dụng thuốc hoặc kem bôi để làm dịu cơn đau và ngứa của bệnh trĩ. Nhưng phương pháp này không nên sử dụng lâu dài vì có thể làm tổn thương da.

Ngoài ra người bệnh có thể áp dụng các cách chữa bệnh lòi dom bằng phương pháp dân gian như:

Cách chữa lòi dom bằng rau diếp cá

Lá diếp cá có công dụng rất tốt trong chữa bệnh lòi dom hiệu quả được rất nhiều người bệnh lựa chọn. Dùng rau diếp cá cũng là một trong những cách chữa lòi dom cho bà bầu khá đơn giản và an toàn.

Cách 1: Dùng rau diếp cá dã rửa sạch, giã nát sau đó dùng phần bã ra diếp cá vữa giả nát đắp lên vùng hậu môn có các búi trĩ.

Cách 2: Không những vậy, có thể dùng rau diếp cá nấu với nước đun sôi để xông các búi trĩ, phần nước khi ấm có thể dùng để ngâm rửa hậu môn.

Cách 3: Người bệnh có thể ăn nhiều rau diếp cá mỗi ngày thay thế cho các loại rau khác giúp giảm sưng, đau, ngăn chặn các triệu chứng của bệnh phát triển nặng rất hiệu quả.

Cách chữa lòi dom bằng rau diếp cá

Chữa bệnh lòi dom bằng cây hoa thiên lý

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây thiên lý rất phổ biến và được rất nhiều người bệnh lựa chọn. Không những vậy nhiều chị em phụ nữ cũng lựa chon cách chữa trĩ sau sinh bởi dùng thiên lý khá đơn giản và nhanh chóng.

Cách 1:  1 nắm lá thiên lý non rửa sạch, sau đo giã nát cùng với 1 ít muối. Vắt lấy nước và dùng bông gòn thấm lấy phần nước này đắp lên vùng hậu môn bị trĩ. Làm liên tục khoáng 1 tuần, mỗi ngày 1 lần giảm các triệu chứng sưng, đau hiệu quả.

Cách 2: dùng hoa của cây thiên lý chế biến thành các món ăn như: nấu canh, xào cùng với thịt nạc hay thịt bò cũng có tác dụng giảm các triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả.

Dùng cây lá bỏng điều trị bệnh trĩ

Một số bài thuốc điều trị bệnh lòi dom bằng cây lá bỏng được lưu truyền trong dân gian từ đời xưa đạt hiệu quả như:

Bài thuốc 1: Dùng lá bỏng và rau sam mỗi thứ 6g rửa sạch sau đó nhai sống hoặc sắc lấy nước uống. Hoặc cũng có thể dùng lá bồ kết nấu nước ngâm rửa hậu môn kết hợp với đắp lá bỏng đã giả nát vào các búi trĩ.

Bài thuốc 2: Dùng 30g lá bỏng, nhọ nồi, ngải cứu, lá trắc bá mỗi thứ 10g đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh trĩ hiệu quả.

Xem thêm: Bệnh trĩ có chữa khỏi được không? Cách chữa dứt điểm (Mới nhất 2019)

Phải làm gì khi bị bệnh lòi dom

Bệnh lòi dom hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh chủ động đi khám và điều trị sớm. Ngoài ra người bệnh nên kết hợp áp dụng các cách phòng ngừa bệnh lòi dom tại nhà dưới đây để việc điều trị bệnh nhanh khỏi và không tái phát.

  • Chú trọng về ăn uống

Uống nhiều nước và ăn thức ăn có nhiều chất xơ. Khi bạn ăn uống như vậy, phân sẽ lỏng hơn. Bạn thường chỉ khó chịu khi phân quá cứng, đặc.

Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein. Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng, nặng hơn triệu chứng trĩ.

Những gia vị cay, nóng và chất kích thích thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.

  • Đừng rặn, khiêng nặng

Hành động rặn sẽ làm trĩ ló ra ngoài hậu môn nhiều hơn. Tương tự, bạn cũng sẽ phải gồng lên khi khiêng một vật nặng như tủ lạnh, bàn ghế… Trĩ thường xuất hiện do những tĩnh mạch bị trương căng lên.

Hành động gồng hay rặn làm tăng áp huyết trong các mạch máu và làm trương căng tĩnh mạch hậu môn làm búi trĩ xuất hiện nhiều hơn nữa. Lưu ý, nếu bạn chưa bị trĩ, hành động gồng hay rặn có thể khiến bạn mắc bệnh.

  • Người mập và có thai dễ bị bệnh trĩ hơn

Trọng lượng và sức nặng của bào thai tạo ra một áp suất đè lên các tế bào và mạch máu tại hậu môn, dễ tạo bệnh.

Nếu bạn quá nặng cân, hãy giảm ăn và tập thể thao để giảm cân.

Nếu bạn đang mang thai, nên nằm nghiêng về bên trái nhiều (20 phút trong 4 giờ). Hành động này làm giảm bớt sức ép của bào thai trên tĩnh mạch hậu môn.

  • Nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh

Thông thường, việc rửa sẽ làm hậu môn sạch hơn là lau bằng giấy. Khi bạn bị trĩ, việc lau chùi bằng giấy thường gây đau đớn.

cách phòng tránh bệnh lòi dom
  • Ngâm nước ấm

Việc ngâm nước muối ấm (15 phút mỗi ngày) thường xoa dịu được cơn đau của trĩ và làm trĩ bớt sưng lên. Bạn có thể xả nước ấm trong bồn tắm vừa đủ ngập qua hậu môn rồi ngồi bó gối hay ngồi xổm trong bồn cho đến khi hết đau.

  • Chế độ sinh hoạt

Hết sức tránh đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm vì có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm cho ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ.

Bạn nên dùng bồn cầu bệt, tăng cường hoạt động thể lực, đặc biệt là vận động cơ bắp. Tùy theo sở thích của mỗi người mà lựa chọn một hay hai môn thể thao yêu thích, kiên trì tập luyện trong một thời gian dài. Bơi lội là một trong những môn thể thao rất hữu ích cho việc phòng ngừa bệnh trĩ. Ngoài ra, chạy chậm và đi bộ đều có tác dụng phòng ngừa ở các mức độ khác nhau.

Nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất mỗi ngày nên đi một lần. Hạn chế sinh hoạt tình dục khi có các biểu hiện của bệnh trĩ.

Trên đây là những thông tin chi tiết về Cách chữa bệnh lòi dom (bệnh trĩ) không tái phát được chuyên gia chia sẻ và giải đáp. Hi vọng mọi người đã có thêm những thông tin hữu ích, nếu còn điều gì thắc mắc thì bạn nên trực tiếp gặp bác sĩ để được thăm khám.

Xem thêm: [Cập nhật] Các phương pháp trị bệnh trĩ khỏi hoàn toàn mới nhất 2019

Các tìm kiếm liên quan đến cách chữa bệnh lòi dom

cách chữa lòi dom tại nhà

cách chữa bệnh trĩ

cách chữa bệnh trĩ tại nhà

rặn đẻ bị lòi dom

cách chữa bệnh trĩ dan gian

cách chữa bệnh lòi dom ở trẻ em

chữa lòi dom bằng rau diếp cá

hình ảnh bệnh lòi dom

Từ ngày 01/09 đến hết ngày 30/09, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng gửi tới người bệnh chương trình ưu đãi đặc biệt:
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng
ĐẶC BIỆT : Trong tháng 9, phòng khám miễn phí nội soi hậu môn - trực tràng cho 10 người thăm khám đầu tiên trong ngày

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.