Trả lời chính xác bệnh trĩ có tự khỏi được không? – Bstrinhtung

Trĩ là căn bệnh phổ thông gây bức bách và khó chịu cho người mắc bệnh. Không ít người mắc bệnh hỏi rằng bệnh trĩ có tự khỏi được không, không chữa khỏi có sao không? Trĩ là căn bệnh khó nói nhiều người e ngại đi khám và điều trị nên tự ý điều trị tại nhà, bệnh không khỏi còn diễn biến nặng hơn.

Dưới đây là giải đáp của chuyên gia về vấn đề nan giải này, hãy cùng theo dõi để tìm ra cách chữa bệnh trĩ tốt nhất nhé.

Bệnh trĩ là gì?

Trước khi tìm được câu trả lời chính xác bệnh trĩ có tự khỏi được không thì ta cần phải nắm bắt và hiểu rõ được bệnh trĩ là gì.

Theo wikipedia bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh xảy ra do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Trong trạng thái bình thường, các mô này giúp kiểm soát phân thải ra. Khi các mô này phồng lên do sưng hoặc viêm thì gọi là trĩ.

Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau. Là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ. Chỉ đến khi chảy máu nhiều hoặc bị sa búi trĩ thì bệnh đã ở cấp độ nặng, không thể dùng thuốc mà phải chỉ định phẫu thuật.

Biểu hiện phổ biến thường gặp của bệnh trĩ:

  • Đại tiện ra máu: Ban đầu, máu ra ít, phải quan sát rất kỹ mới thấy một chút máu trên phân. Khi tiến triển nặng, lượng máu chảy ra ngày càng nhiều, đôi khi chảy thành tia.
  • Hậu môn đau rát: Xuất hiện ban đầu là tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, sau chuyển dần thành đau rát, đặc biệt đau tăng mỗi lần đi vệ sinh hay ngồi lâu, nguyên nhân do búi trĩ cọ xát bị trầy xước gây nên.
  • Sa búi trĩ: Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn khi người bệnh đi cầu, mật độ ngày càng nhiều mà không thể tự co lại được nếu không có biện pháp can thiệp.

Xem thêm: Bệnh trĩ – lòi dom là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

bệnh trĩ có tự khỏi được không

Chuyên gia trả lời chính xác bệnh trĩ có tự khỏi được không?

Bệnh trĩ có tự khỏi được không, không chữa có sao không? Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để lâu kéo dài, bệnh không khỏi mà còn diến biến nặng hơn gây nguy hiểm đến sức khỏe. Vì thế người bệnh không nên tự chủ trương dự đoán bệnh và điều trị tại nhà. Mọi người nên đi khám bác sĩ để có chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm, vì bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua và vì bệnh ở vùng kín đáo nên bệnh nhân thường ngại ngùng nhất là phụ nữ. Chỉ đến khi chảy máu nhiều hoặc bị sa búi trĩ thì bệnh đã ở cấp độ nặng, không thể dùng thuốc mà phải chỉ định phẫu thuật.

Bệnh trĩ không thể tự khỏi được nếu không có biện pháp kiêng khem hay điều trị kịp thời. Càng để lâu không điều trị, bệnh càng dễ biến chứng gây hậu quả sức khỏe, tâm lý. Trên thực tế, bệnh trĩ không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân, gây tâm lý khó chịu, mất tự tin, không thoải mái.

Vì thế cách tốt nhất để chữa khỏi bệnh trĩ nhanh chóng và dứt điểm thì mọi người nên đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bệnh. Trĩ nếu càng để lâu càng phát triển nặng, biến chứng và có thể gây hoại tử.

Cần phải làm gì khi bị trĩ

Bệnh trĩ gây khó khăn, đau đớn, phiền toái và cản trở trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, gây tâm lý tự ti, ái ngại. Một số trường hợp có thể bị viêm nhiễm hậu môn do búi trĩ bị rách, trầy xước, làm giảm ham muốn và khả năng tình dục. Nếu để lâu, bệnh tiến triển nặng dễ gây ung thư trực tràng.

Bệnh trĩ rất khó để chữa khỏi triệt để và dễ tái phát nếu người bệnh không phối hợp điều trị và áp dụng các phương pháp phòng ngừa tại nhà.

Tuyệt đối không được giấu bệnh, đừng vì tâm lý e ngại mà không đến khám hay gặp bác sĩ chuyên khoa. Chỉ cần thấy 1 trong các biểu hiện như táo bón lâu ngày, đại tiện đau rát có lẫn máu, sa búi trĩ... hãy đến ngay cơ sở y tế thăm khám kịp thời.

Cần phải làm gì khi bị trĩ, bệnh trĩ có tự khỏi được không dưới đây sẽ là các cách để phòng ngừa trĩ tại nhà mọi người có thể tham khảo áp dụng:

1. Đừng rặn, khiêng nặng

Hành động rặn sẽ làm trĩ ló ra ngoài hậu môn nhiều hơn. Tương tự, bạn cũng sẽ phải gồng lên khi khiêng một vật nặng như tủ lạnh, bàn ghế…

Để hạn chế việc rặn bạn nên uống nhiều nước và ăn thức ăn có giàu chất xơ (một quả chuối mỗi ngày là gợi ý tốt cho bạn). Khi bạn ăn uống như vậy, phân sẽ lỏng hơn.

Bên cạnh đó bạn cũng nên hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein.

2. Thay đổi thói quen ăn uống khoa học:

 Ăn nhiều rau xanh có tính nhuận tràng như rau dền, rau mồng tơi, rau đay,... hoa quả và chất xơ. Hạn chế chất kích thích, đồ cay nóng,... Uống nhiều nước trong ngày.

Cần phải làm gì khi bị trĩ

3. Người mập và có thai dễ bị bệnh trĩ hơn

Nếu bạn quá nặng cân, hãy giảm ăn và tập thể thao để giảm cân. Nếu bạn đang mang thai, nên nằm nghiêng về bên trái nhiều (20 phút trong 4 giờ). Hành động này làm giảm bớt sức ép của bào thai trên tĩnh mạch hậu môn.

4. Nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh

Thông thường, việc rửa sẽ làm hậu môn sạch hơn là lau bằng giấy. Khi bạn bị trĩ, việc lau chùi bằng giấy thường gây đau đớn.

Để vệ sinh hậu môn tốt hơn, bạn nên ngâm riêng hậu môn với nước ấm trong khoảng 15 phút mỗi ngày. Việc ngâm nước muối ấm thường xoa dịu được cơn đau của trĩ và làm trĩ bớt sưng lên. Bạn có thể xả nước ấm trong bồn tắm vừa đủ ngập qua hậu môn rồi ngồi bó gối hay ngồi xổm trong bồn cho đến khi hết đau.

5. Chế độ sinh hoạt

Hết sức tránh đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm vì có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm cho ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ.

6. Sử dụng thảo dược trong điều trị bệnh trĩ

Phương pháp dùng thảo dược điều trị bệnh trĩ hay được áp dụng nhất là dùng quả sung hoặc rau diếp cá, lá vông ...

Xem thêm: Bệnh trĩ có chữa khỏi được không? Cách chữa dứt điểm (Mới nhất 2019)

Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả

Hiện nay có nhiều phương pháp và cách chữa bệnh trĩ hiệu quả áp dụng cho từng trường hợp. Người bệnh không nên quá lo lắng khi thấy xuất hiện triệu chứng của trĩ, vì trĩ giai đoạn đầu có thể chữa khỏi vì thế mọi người nên chủ động thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Bệnh trĩ có tự khỏi được không, chữa bệnh trĩ như thế nào hiệu quả, dưới đây là các phương pháp chữa trĩ hiệu quả nhất hiện nay:

1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa được áp dụng cho trĩ độ I và đa số là trĩ độ II.

+ Chế độ ăn nhiều chất xơ (rau quả, bột mì, ngũ cốc) và các chất làm mềm phân, uống thêm nước

+ Tránh rặn khi tống phân giúp hạn chế sự sa trĩ.

+ Ngâm hậu môn trong nước ấm ngày 2-3 lần, mỗi lần 10 phút. Dùng các thuốc đặt hậu môn, các thuốc tăng cường thành mạch.

Đừng vội cho rằng chảy máu hậu môn-trực tràng bao giờ cũng do trĩ. Cần phải loại trừ ung thư bằng chụp và soi đại tràng.

2. Điều trị ngoại khoa

+ Thắt dây chun là phương pháp tốt nhất cho trĩ nội độ I và II (không dùng cho trĩ ngoại). Bác sĩ sẽ báo trước cho bạn là khi trĩ rụng, từ ngày 6 đến ngày 10 có thể bị chảy máu nhẹ. Nếu bạn bị đau, bí tiểu và sốt thì cần đến khám lại để loại trừ một hội chứng nhiễm trùng của đáy chậu.

+ Tiêm xơ chỉ định cho trĩ độ I và độ II, nhất là cho bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh đông máu. Thủ thuật tiêm xơ sẽ thực hiện bằng cách bơm 1-2 ml chất làm xơ, là phenol 5%, quinine, urea hydrochloride, polidocanol hay natri tetradecyl sulfate, tiêm bằng kim dưới lớp niêm mạc của búi trĩ.

+ Quang đông hồng ngoại chỉ định cho trĩ độ I, II.

+ Đốt lase búi trĩ chỉ định cho trĩ độ II.

+ Phương pháp Longo (stapled hemorrhoidectomy-PPH, 1998) được thừa nhận ở nhiều nước châu Âu, châu Á. Phương pháp này đã trở thành một lựa chọn được chấp nhận rộng rãi trong phẫu thuật cắt bỏ trĩ để điều trị trĩ nội độ 3 và độ 4. Ở Trung Quốc trong thập kỷ gần đây, thậm chí nó có xu hướng thay thế cho cắt bỏ trĩ truyền thống. Đây là phương pháp không cắt trĩ mà nguyên lý là làm gián đoạn các mạch máu trĩ trên và giữa, sau đó khâu niêm mạc hậu môn-trực tràng bị sa lên trên, đưa các búi trĩ về vị trí trong ống hậu môn do đó làm teo mô trĩ. Ưu điểm ít gây khó chịu hơn vì không cắt bỏ vùng da hậu môn.

+ Phương pháp khâu triệt mạch THD được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm để làm tắc mạch cung cấp máu cho hậu môn, do đó làm giảm sự phình búi trĩ.

+ Cắt trĩ bằng các phương pháp kinh điển: Miligan Morgan, Ferguson, White Head, các phương pháp này can thiệp trực tiếp vào búi trĩ nên thường gây đau.

Xem thêm: [Cập nhật] Các phương pháp trị bệnh trĩ khỏi hoàn toàn mới nhất 2019

3. Cách chữa bệnh trĩ bằng các phương pháp dân gian

  • Cách trị bệnh trĩ bằng tỏi

Theo nghiên cứu, tỏi chứa hợp chất Allicin có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm cao, thúc đẩy tái tạo mô mềm hậu môn, co búi trĩ.

+ Rượu tỏi: Dùng 500gr tỏi bóc vỏ, nghiền nhuyễn, đổ vào ngâm cùng 500ml rượu trắng trong 2 tuần. Sau đó dùng rượu tỏi để rửa sạch hậu môn hàng ngày.

+ Tỏi nhét trực tiếp hậu môn: Làm sạch 1 nhánh tỏi, đập dập và đặt vào trong hậu môn, để qua đêm. Sáng hôm sau hãy đi đại tiện để đẩy tỏi ra ngoài. Tuy nhiên, không áp dụng cách này cho hậu môn đang chảy máu.

  • Điều trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá

Lý do để lá diếp cá trở thành bài thuốc hàng đầu trong điều trị bệnh trĩ là nhờ 21% hàm lượng tinh dầu Decanonyl acetaldehyde. Hoạt chất này có công dụng ức chế tụ cầu vàng, kháng viêm, cầm máu hậu môn.

Điều trị bệnh trĩ bằng rau diếp cá

+ Xông hơi bằng diếp cá: Lấy 300gr lá diếp cá cho vào nấu sôi và dùng xông hơi cho hậu môn. Đến khi nước còn ấm thì lấy bã lá đắp trực tiếp vào búi trĩ.

+ Uống bột rau diếp cá khô: Phơi khô cả thân, lá diếp cá, xay nhuyễn, bảo quản trong hộp kín. Mỗi ngày dùng 2 – 3gr bột diếp cá pha với nước uống sẽ thấy búi trĩ co lại.

  • Cách điều trị bệnh trĩ bằng dầu dừa

Dầu dừa có tác dụng làm dịu da, bổ sung chất chống oxy hóa cao cho cơ thể, nhờ vậy chúng làm lành tổn thương hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

+ Thoa dầu dừa: Người bệnh dùng 1 – 2 giọt dầu dừa thoa trực tiếp lên búi trĩ giúp giảm cơn đau.

+ Uống dầu dừa:  Pha 1 thìa cafe dầu dừa cùng nước ấm để uống hàng ngày.

  • Bài thuốc từ lá trầu không

Trung bình cứ 100 gr lá trầu không sẽ chứa đến 2,4% hàm lượng tinh dầu. Nhờ vậy, khi sử dụng lá trầu không sẽ giúp sát khuẩn, cầm máu và se búi trĩ.

+ Trầu không + muối hột: Lấy 20 lá trầu không rửa sạch, đun sôi cùng 50gr muối. Sau đó xông hơi hậu môn bằng nước trầu không khoảng 10 – 15 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ giúp co búi trĩ, giảm đau.

+ Đắp hậu môn bằng trầu không: Dùng 2 – 3 lá trầu không hơ nóng, bọc lại bằng khăn sạch, đắp lên hậu môn khoảng 15 phút.

  • Điều trị bệnh trĩ từ lá lốt 

Trong Đông y, lá lốt có tính lạnh, vị cay nồng đem đến tác dụng giảm sưng viêm, cầm máu và hỗ trợ co búi trĩ.

+ Xông hơi bằng lá lốt: Lấy 50gr mỗi loại lá lốt, ngải cứu, cúc tần và nghệ rồi giã nát, đun sôi với nước cùng 1 thìa muối. Dùng xông vùng hậu môn cho đến khi nước hết nóng.

+ Uống nước lá lốt: Dùng 100gr lá lốt rửa sạch, xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt, dùng 2 lần/ngày giúp phục hồi tổn thương niêm mạc hậu môn.

Cách chữa bệnh trĩ
  • Cách điều trị bệnh trĩ bằng mật ong

Mật ong chứa hàm lượng vitamin B cùng chất khoáng, chất oxy hóa rất cao. Từ đó chúng giúp chống viêm, cải thiện nhiễm trùng và làm lành vết thương.

+ Mật ong, đậu đen: Dùng 50gr đậu đen ninh nhừ, thêm 20gr mật ong, ăn 2 lần/ngày, liên tục trong 7 – 14 ngày.

+ Thoa hậu môn bằng mật ong: Sử dụng 5 – 10ml mật ong nguyên chất thoa trực tiếp lên hậu môn.

  • Bài thuốc điều trị bệnh trĩ bằng đu đủ

Theo YHCT, đu đủ có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, nhuận tràng và tiêu thũng. Nhờ đó, đu đủ trở thành vị thuốc cực tốt trong điều trị bệnh trĩ.

+ Uống nước đu đủ: Lấy 1 miếng đu đủ chín, 1 quả hồng xiêm và 3 quả dâu tây rồi làm sạch, xay nhuyễn thành sinh tố. Uống 2 lần/ngày giúp tiêu hóa dễ dàng, đẩy lùi táo bón.

Chắc hẳn mọi người đã tìm được câu trả lời chính xác bệnh trĩ có tự khỏi được không rồi phải không, hi vọng mọi người đã tham khảo được thêm những thông tin hữu ích.

Xem thêm: [Tổng hợp] Cách chữa bệnh lòi dom (bệnh trĩ) không tái phát

Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ có tự khỏi được không

bệnh trĩ ngoại có tự hết không

trĩ sau sinh có tự khỏi không

bệnh trĩ có nguy hiểm không

trĩ nội độ 2 có tự khỏi

bệnh trĩ ngoại có chữa được không

trĩ nội độ 1 uống thuốc có khỏi không

cách chữa bệnh trĩ

gel bôi trĩ cotripro có tốt không

Từ ngày 01/09 đến hết ngày 30/09, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng gửi tới người bệnh chương trình ưu đãi đặc biệt:
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng
ĐẶC BIỆT : Trong tháng 9, phòng khám miễn phí nội soi hậu môn - trực tràng cho 10 người thăm khám đầu tiên trong ngày

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.