[Nghiêm trọng] Tiêu chảy ra máu ẩn dấu bệnh lý nguy hiểm chớ bỏ qua

Tình trạng tiêu chảy là hiện tượng bệnh lý ai cũng dễ mắc phải do rối loạn tiêu hóa và bệnh đường ruột gây nên. Nhưng nếu tiêu chảy ra máu thì có thể bạn đã mắc phải những bệnh ly nghiêm trọng. Vậy tiêu chảy ra máu là bệnh gì, đau bụng tiêu chảy ra máu có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Tiêu chảy ra máu là bệnh gì có nguy hiểm không?

Rất nhiều người bị tiêu chảy ra máu nhưng chủ quan không đi khám và điều trị vì cho rằng đó là hiện tượng do rối loạn tiêu hóa và bệnh đường ruột. Tiêu chảy ra máu thực chất không phải là bệnh mà đó là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Triệu chứng tiêu chảy ra máu có thể là trực tiếp ra máu tươi khi đại tiện hoặc máu lẫn trong phân thành phân đen. Với trường hợp ra máu tươi, nguyên nhân có thể do tổn thương ở trực tràng, đại tràng hay hậu môn gây nên. Còn với trường hợp ra phân đen có thể do chảy máu từ thực quản, dạ dày, viên nhiễm đường tiêu hóa tạo ra. Tiêu chảy ra máu còn do một số bệnh lý khác gây nên.

Tiêu chảy ra máu là bệnh gì có nguy hiểm không, dưới đây là các bệnh lý gây nên tình trạng tiêu chảy ra máu:

  • Bệnh trĩ: máu tươi nhỏ giọt khi đi ngoài, khi đi đại tiện có cảm giác đau buốt.
  • Kiết lỵ: máu tươi lẫn cùng với phân kèm theo chất nhầy, đi ngoài nhiều lần trong ngày
  • Ung thư, viêm đại tràng, ung thư trực tràng, poly trực tràng: tình trạng máu tươi ra kèm phân ra ngoài kéo dài. Đây là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đe dọa tính mạng người bệnh,  có 2 loại là ung thư đại tràng bên trái và bên phải. Nếu là ung thư đại tràng phải sẽ có biểu hiện là đi ngoài phân lỏng kèm theo máu có màu đỏ sẫm. Còn ung thư đại tràng trái gây táo bón, phân có kèm keo máu tươi.
Tiêu chảy ra máu là bệnh gì
  • Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo: đau bụng dữ dội kèm theo hiện tượng tiêu chảy ra máu
  • Tiêu chảy ra máu do thương hàn: đây là biến chứng do thương hàn gây nên làm loét hoặc thủng ruột
  • Xuất huyết đường tiêu hóa: có thể do tổn thương chảy máu ở dạ dày, tá tràng, niêm mạc đường ruột hay nhiễm trùng đường tiêu hóa gây tiêu chảy ra phân đen.
  • Bệnh lồng ruột: Là bệnh thường gặp ở trẻ em với các dấu hiệu là các cơn đau bụng, bị tắc ruột, tiêu chảy ra máu. Cách điều trị là phẫu thuật cắt bỏ khối lồng ruột và cầm máu.
  • Bệnh viêm ruột xuất huyết hoại tử: Bệnh xảy ra do bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Nếu đối tượng là trẻ em sẽ bị nặng hơn và khó khăn trong việc điều trị. Ngoài biểu hiện tiêu chảy ra máu, có mùi thối khắm còn kèm theo bị đau, chướng bụng và sốt. Điều trị bệnh này có thể dùng thuốc kháng sinh, truyền dịch, nếu có biến chứng sẽ chỉ định phẫu thuật.

Tiêu chảy ra máu rất nguy hiểm nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên không giảm. Khi có dấu hiệu này xuất hiện, mọi người không nên chủ quan coi thường, cần phải luôn quan sát tình trạng của mình và đi khám bác sĩ để điều trị ngay.

Xem thêm: [Khuyến cáo] Đau bụng đi ngoài ra máu có phải dấu hiệu bệnh ung thư?

Điều trị tiêu chảy ra máu hiệu quả nhất?

Tiêu chảy ra máu dù ít hay nhiều, người bệnh cũng không nên chủ quan. Hiện tượng này tuy không nguy hiểm nhưng về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Để điều trị tiêu chảy ra máu người bệnh nên thực hiện các cách dưới đây:

+ Đi khám bác sĩ:

Khi thấy có dấu hiệu tiêu chảy ra máu thì bạn hãy nhờ người thân đưa đến bệnh viện để các bác sĩ tiêu hóa khám và tư vấn bệnh tình cụ thể. Tuyệt đối không được giấu bệnh vì tiêu chảy ra máu được đánh giá là rất nguy hiểm.

Người bệnh cũng không nên tự mua thuốc điều trị tại nhà, bệnh có thể không hết còn nặng hơn nếu chẩn đoán sai và uống sai thuốc gây nguy hiểm cho sức khỏe.

+ Bổ sung nước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ không chỉ bị mất nước mà còn mất đi chất điện giải, chất khoáng như kali và natri. Đó là những yếu tố quan trọng trong các hoạt động của cơ thể. Do đó, cần phải bù đắp bằng cách uống thật nhiều nước.

+ Uống trà hoa cúc

Là cách cầm tiêu chảy tự nhiên và hiệu quả, loại trà này cực tốt trong việc chữa viêm đường ruột. Hơn nữa, trà hoa cúc cũng có đặc tính chống co thắt.

Điều trị tiêu chảy ra máu

+ Ăn sữa chua

Sữa chua tạo ra axit lactic trong ruột. Axit lactic sẽ tiêu diệt các vi khuẩn xấu giúp bạn chữa lành bệnh nhanh hơn. Uống kháng sinh kéo dài có thể gây tiêu chảy do nó giết chết các vi khuẩn tốt trong ruột nhưng ăn sữa chua sẽ sản xuất nhiều hơn các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

+ Dùng thực phẩm giàu tinh bột

Thực phẩm giàu tinh bột  bao gồm ngũ cốc, bột sắn hoặc gạo nấu chín được coi là chế độ ăn uống hoàn hảo để điều trị tiêu chảy vì chúng sẽ khiến dạ dày của bạn nhẹ bớt.

+ Uống trà vỏ cam

Cho trà vỏ cam vào nồi và đổ một ít nước nóng, để nguội trong một vài phút trước khi thưởng thức giúp thuyên giảm những khó chịu từ tiêu chảy.

Điều trị tiêu chảy ra máu

+ Quả việt quất

Trong quả việt quất có chứa chất anthocyanosides, có đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tiêu chảy cực tốt.

Xem thêm: Chướng bụng đi ngoài ra máu: Nguyên nhân và cách điều trị

Khi bị đau bụng tiêu chảy ra máu phải làm gì?

Như đã nói ở trên, tiêu chảy ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Khi bị đau bụng tiêu chảy ra máu phải làm gì, đó là người bệnh nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và được bác sĩ điều trị bằng phương pháp thích hợp nhất.

Ngoài ra người bệnh nên thay đổi và áo dụng các cách phòng ngừa tiêu chảy ra máu ở dưới đây để việc điều trị được hiệu quả đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát.

+ Có chế độ ăn khoa học: Ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, bổ sung thêm chất xơ có trong rau, củ, quả. Uống đầy đủ nước theo khuyến cáo là 2,5l mỗi ngày.

+ Giữ vệ sinh hậu môn: Mỗi lần sau khi đi đại tiện thì cần rửa bằng nước sạch, rồi dùng giấy mềm lau khô để tránh hậu môn bị viêm nhiễm.

+ Tăng cường vận động: Bạn nên dành nhiều thời gian cho việc rèn luyện thể thao để cơ thể cơ sức khỏe tốt, hoạt động tiêu hóa của đường ruột ổn định.

+ Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc. Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút thì hãy pha một cốc sữa ấm và uống để cơ thể dễ dàng tống khứ chất cặn bã ra ngoài vào lần đại tiện sáng hôm sau.

Trên đây là những thông tin về vấn đề Tiêu chảy ra máu ẩn dấu bệnh lý nguy hiểm chớ bỏ qua, hi vọng mọi người đã có thêm những kiến thức hữu ích và cần thiết cho mình và người thân.

Xem thêm: Đi ngoài ra chất nhầy có máu là bệnh gì có nguy hiểm không?

Các tìm kiếm liên quan đến tiêu chảy ra máu

cách chữa đi đại tiện ra máu

đi ngoài ra máu tươi đau rát hậu môn

chướng bụng đi ngoài ra máu

đi đại tiện ra máu ở nữ

đi ngoài ra máu nên ăn gì

cách chữa đi ngoài ra máu

cách trị đi cầu ra máu tại nhà

buồn nôn đi ngoài ra máu

Từ ngày 01/09 đến hết ngày 30/09, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng gửi tới người bệnh chương trình ưu đãi đặc biệt:
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng
ĐẶC BIỆT : Trong tháng 9, phòng khám miễn phí nội soi hậu môn - trực tràng cho 10 người thăm khám đầu tiên trong ngày

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.