[Khuyến cáo] Đau bụng đi ngoài ra máu có phải dấu hiệu bệnh ung thư?

Đau bụng đi ngoài ra máu là hiện tượng ai cũng có thể mắc phải, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm mà nhiều người bỏ qua. Vậy đau bụng đi ngoài ra máu là bệnh gì, đau bụng dưới đi ngoài ra máu có sao không, có phải là dấu hiệu bệnh ung thư không? Hãy tìm đáp án ngay dưới đây nhé.

Đau bụng đi ngoài ra máu là bệnh gì?

Theo chuyên gia chia sẻ, đau bụng đi ngoài ra máu không phải là bệnh mà đó là một dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy đau bụng đi ngoài ra máu là bệnh gì, dưới đây là các bệnh có triệu chứng đau bụng đi ngoài ra máu.

Polyp trực tràng: là khối u lồi vào trong lòng trực tràng, hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng. Đau bụng đi ngoài ra máu là triệu chứng thường gặp nhất, máu thường phủ ngoài mặt phân không trộn lẫn với phân. Với nhiều khối polyp có kích thước lớn dần trên 5 mm, được các bác sĩ cảnh báo nguy cơ trở thành ung thư đại trực tràng sau này.

• Bệnh trĩ: Theo nghiên cứu của Hội hậu môn, trực tràng Việt Nam, tỷ lệ mắc trĩ ở Việt Nam là 35 - 50%. Tỷ lệ nữ mắc trĩ nhiều hơn nam (chiếm 61%). Trĩ là bệnh do suy giãn, phì đại tĩnh mạch vùng hậu môn. Người bệnh ít để ý do trong giai đoạn đầu bị trĩ, khi đại tiện chỉ chảy máu rất ít, máu lẫn vào phân và thấm vào giấy vệ sinh. Tuy nhiên, nếu bệnh trĩ tiến triển nặng thêm, các cơn đau vùng hậu môn sẽ rõ rệt, thường xuyên hơn, việc đại tiện như cực hình và xuất huyết hậu môn ngày càng nhiều. Chính vì vậy, việc điều trị trĩ từ giai đoạn sớm của bệnh là cần thiết để phòng tránh các biến chứng nặng hơn về sau.

Ung thư dạ dày: đau bụng đi ngoài ra máu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày, nhưng ít phổ biến hơn và thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn - khi khối u lớn bị vỡ, hoại tử...

Đau bụng đi ngoài ra máu là bệnh gì

Ung thư dạ dày dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng viêm dạ dày hoặc đường ruột. Những bệnh nhân ung thư dạ dày thường bị đau bụng tiêu chảy đi kèm với những cảm giác đau thượng vị, mất cảm giác ngon miệng, dễ buồn nôn, có cảm giác dạ dày bị nóng rát rất rõ ràng.

Ung thư đại trực tràng: máu trong phân là một trong những triệu chứng sớm có thể gặp. Máu có thể có màu đỏ, đôi khi xuất hiện với số lượng ít (máu ẩn trong phân). Có đến khoảng 60% bệnh nhân mắc ung thư trực tràng có biểu hiện đau bụng đi ngoài ra máu và đây cũng là triệu chứng bệnh điển hình nhất.

Ung thư đại trực bắt nguồn từ các mô đại tràng (phần dài nhất của ruột già), trực tràng (vài inch cuối của ruột già, trước hậu môn), thường là kết quả từ sự phát triển của polyp trong đại tràng. Đây là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất ở nữ giới Việt Nam, và đứng thứ ba ở nữ giới với tổng số ca mắc ước tính đến 2020 ở hai giới có thể đạt khoảng 24 nghìn ca.

Các bệnh đường tiêu hóa: chảy máu đại trực tràng thấy máu đỏ trong khi đó máu có màu đen hay đỏ thẫm thường do chảy máu đoạn trên đường tiêu hóa.

Xem thêm: [Nghiêm trọng] Tiêu chảy ra máu ẩn dấu bệnh lý nguy hiểm chớ bỏ qua

Đau bụng đi ngoài ra máu có phải dấu hiệu bệnh ung thư không?

Hiện tượng đau bụng đi ngoài ra máu không phải hiếm gặp. Hiện tượng này nếu chỉ xuất hiện một vài lần rồi hết thì không sao, nhưng tình trạng này kéo dài thường xuyên thì bạn cần cảnh giác và đi khám bác sĩ ngay.

Đau bụng đi ngoài ra máu có phải là dấu hiệu bệnh ung thư không là câu hỏi của không ít người mắc triệu chứng này. Như đã nói ở trên, đau bụng đi ngoài ra máu là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng.

Làm thế nào để biết được mình mắc bệnh gì khi bị đau bụng đi ngoài ra máu, có phải ung thư không? Đó là người bệnh cần phải đi khám bác sĩ để được thăm khám, làm các xét nghiệm mới có thế biết được chính xác diện bệnh mắc phải.

Lưu ý: Người bệnh không nên tự mua thuốc qua dấu hiệu đau bụng đi ngoài ra máu để uống và điều trị tại nhà, điều này rất nguy hiểm nếu chẩn đoán sai, uống sai thuốc không khỏi còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm: Chướng bụng đi ngoài ra máu: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau bụng đi ngoài ra máu

Làm gì khi bị đau bụng đi ngoài ra máu?

Khi bị đau bụng đi ngoài ra máu người bệnh cần phải làm sao? Có không ít người bệnh tự mua thuốc điều trị tại nhà khi bị đau bụng đi ngoài ra máu, cho rằng đó là dấu hiệu tiêu chảy bình thường do ăn uống gây nên. Bác sĩ khuyên cáo không nên làm điều này vì uống thuốc có thể làm chấm dứt tình trạng đi ngoài tạm thời nhưng không thể biết được căn bệnh ẩn dấu bên trọng nếu không đi khám.

Dưới đây là các điều bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện khi bị đau bụng đi ngoài ra máu:

1. Không tùy tiện sử dụng thuốc làm ngừng đi ngoài

Khi các triệu chứng đau bụng đi ngoài ra máu ở mức độ nhẹ thì bạn chưa nên vội vàng dùng thuốc. Thông thường có thể chờ đợi sau vài ngày là tình hình có thể giảm nhẹ hoặc thậm chí phục hồi trở lại bình thường.

Nếu bạn uống thuốc ngừng tiêu chảy một cách cố ý, có thể sẽ khiến cho chu trình thải độc của cơ thể bị ngăn lại, chất độc trong cơ thể không bài tiết hết ra ngoài. Vì vậy khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy cấp tính, thì không cần uống thuốc ngừng tiêu chảy ngay tức thì, chờ hết cơn tiêu chảy thì tình hình sẽ ổn định.

2. Đau bụng đi ngoài ra máu nghiêm trọng thì buộc phải đi khám bác sĩ

Điều cuối cùng và quan trọng nhất mà bạn nên chú ý, đó là hãy quan sát các triệu chứng đi ngoài của chính bạn và biết cách phân biệt các dấu hiệu tiêu chảy thông thường với dấu hiệu tiêu chảy do ung thư. Nếu tiêu chảy liên tục hơn 2 ngày không đỡ, có triệu chứng tăng nặng thì bạn phải đi khám bác sĩ.

Là một căn bệnh phổ biến thuộc hệ thống tiêu hóa, bạn cần đọc kỹ các triệu chứng ở trên về tiêu chảy của bệnh ung thư. Nếu bạn có bất kỳ sự khó chịu nào, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ để điều trị càng sớm càng tốt.

3. Uống nhiều nước ấm

Đau bụng đi ngoài ra máu có thể khiến cơ thể bị mất nước và mất điện giải nên cần phải uống tăng lượng nước ấm để bù vào phần nước đã mất.

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thêm các loại nước uống khác để bù nước như đồ uống có chứa natri clorua, kali clorua và glucose, natri citrate,… những chất thường bị thiếu hụt ở những người bị tiêu chảy. Bạn cũng có thể uống nước ép cà rốt, nước ép dưa hấu hoặc nước ép táo, vừa uống nước vừa bổ sung dinh dưỡng.

Làm gì khi bị đau bụng đi ngoài ra máu

4. Duy trì chế độ ăn nhẹ nhàng thanh đạm

Người bị đau bụng đi ngoài ra máu thì cần phải cho dạ dày được nghỉ ngơi, vì vậy bạn nên tránh ăn các thực phẩm chứa dầu mỡ, thức ăn thô, khô, cứng. Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên ăn thức ăn lỏng, nhẹ.

Hãy chịu khó chờ đợi cho đến khi các triệu chứng giảm nhẹ hơn thì mới có thể ăn cơm trở lại bình thường bằng cách lựa chọn các món ăn dễ tiêu hóa để thay thế như cháo gạo trắng, rau xanh, các loại thực phẩm chứa acid lactic (chế phẩm sữa).

Bên cạnh đó, bạn có thể thử sử dụng các món cháo làm bữa ăn thêm, không chỉ giúp cơ thể nhanh chóng bù nước, mà còn có thể giúp cho việc tiêu hóa, tạo khuôn phân bình thường trở lại.

5. Chú ý giữ ấm và vệ sinh cá nhân

Người bị đau bụng đi ngoài ra máu nên dành thời gian để nghỉ ngơi thích hợp, đồng thời phải chú ý giữ ấm cơ thể, tuyệt đối không để vùng bụng bị lạnh hoặc cơ thể nhiễm lạnh.

Do số lần đi đại tiện nhiều, phải chú ý vệ sinh vùng hậu môn thật sạch sẽ, tốt nhất là nên rửa toàn bộ vùng dưới bằng nước ấm hoặc có thể bôi thêm chút thuốc mỡ để làm giảm sự cọ xát va chạm của da dẫn đến tổn thương bên ngoài.

Xem thêm: Đi ngoài ra chất nhầy có máu là bệnh gì có nguy hiểm không?

Cách ngăn chặn đau bụng đi ngoài ra máu

Hiện nay đa số các bệnh về tiêu hóa hoặc nhiều bệnh lý khác đều do thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày gây nên. Làm thế nào để ngăn chặn đau bụng đi ngoài ra máu ngay tại nhà, điều này cần người bệnh phải có chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với sinh hoạt và làm việc khoa học.

Dưới đây là các cách ngăn chặn đau bụng đi ngoài ra máu, mọi người có thể tham khảo áp dụng:

Ăn uống hợp lý, lành mạnh:

– Ăn nhiều chất xơ: Khi bị đi ngoài ra máu bạn nên bổ sung chất xơ trong thực đơn của mình, vì chất xơ có tác dụng tham gia dự trữ nước đáng kể trong ruột, làm phân dễ mềm ra nên dễ dàng khi di chuyển ra ngoài, giảm tình trạng đại tiện ra máu. Một số thực phẩm giàu chất xơ được nhắc đến như: rau xanh, bánh mì, các loại đậu, hoa quả như mận, kiwi, lê…

– Các loại ngũ cốc: Các loại ngũ cốc chứa rất nhiều Vitamin , nhiều chất xơ, không chỉ tốt cho tim mạch mà còn tốt cho các bệnh đại tràng, đi ngoài ra máu. Một số loại ngũ cốc dinh dưỡng cao như: ngô, lúa mạch, yến mạch, đậu nành.

– Sữa chua: Sữa chua được biết đến rất tốt cho hệ tiêu hóa, tránh táo bón, phòng và hạn chế tình trạng đi cầu ra máu. Bên cạnh đó, sữa chua còn có một số tác dụng khác như: tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm cholesterol “xấu”, giữ ổn định trọng lượng cơ thể, giúp xương chắc khỏe, giảm viêm hiệu quả.

– Thực phẩm chứa nhiều magie: Thực phẩm chứa nhiều magie có trong sữa, rau đay, rau khoai lang, củ khoai, những loại thực phẩm này có tác dụng làm mềm phân, nhuận tràng, đặc biệt mỗi ngày ăn một vài quả chuối sẽ giúp bạn giảm hiện tượng đi ngoài ra máu.

– Thực phẩm chứa nhiều Vitamin C: Thực phẩm chứa nhiều vitamin C có tác dụng hỗ trợ đề kháng với nhiễm trùng như: cảm cúm, mau lành vết thương, tăng cường hấp thụ chất sắt, chống bệnh đục thủy tinh thể bằng cách tăng lượng máu đến mắt. Vitamin C chứa nhiều trong các loại thực phẩm như cà chau, lê, ổi, táo, dâu tây, đu đủ, cam..

– Uống đủ nước: Như chúng ta đã biết, mỗi ngày cơ thể cần cung cấp đủ 2 lít nước. Do vậy, bạn nên cung cấp đủ nước mỗi ngày để có đủ năng lượng hoạt động bình thường. Bên cạnh đó, bạn nên cung cấp thêm cho cơ thể nước ép trái cây tươi mỗi ngày sẽ tốt hơn.Tốt nhất sau khi thức dậy buổi sáng, bạn nên uống một cốc nước lạnh để kích thích nhu động ruột và có thể giải độc, thanh lọc cơ thể.

– Không nên ăn nhiều các gia vị cay, nóng như: Ớt, hạt tiêu… Vì những thực phẩm này có tăng nguy cơ táo bón làm gia tăng tình trạng đại tiện ra máu.

– Không nên ăn socola vì nó có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, làm chậm các cơn co thắt cơ bắp nhu động ruột, gia tăng tình trạng táo bón, đi ngoài ra máu.

– Không nên ăn nhiều các loại thịt đỏ vì trong thịt đỏ có chứa các sợi protein làm quá trình tiêu hóa khó khăn hơn đồng thời thịt đỏ chứa nhiều hàm lượng sắt dễ gây tình trạng táo bón.

– Không nên ăn nhiều các sản phẩm từ sữa như phomat, những thực phẩm này cũng có khả năng làm gia tăng tình trạng táo bón, tăng nguy cơ đi ngoài ra máu.

– Khi bị đi ngoài ra máu không nên uống rượu bia, đồ uống có cồn, vì những thực phẩm này dễ làm cơ thể mất nước, gây táo bón và đi ngoài ra máu

Cách ngăn chặn đau bụng đi ngoài ra máu

Sinh hoạt, làm việc khoa học:

 – Thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học: bạn không nên ngồi hoặc đứng quá lâu một chỗ. Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý,…

– Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ mỗi ngày, không nhịn đại tiện.

– Vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, nhất là sau mỗi lần đi vệ sinh. Bạn có thể dùng nước ấm để vệ sinh hậu môn, sau đó lau khô bằng khăn mềm.

– Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao: các hoạt động thể dục thể thao phù hợp sẽ có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa, tăng cường lưu thông máu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể lựa chọn luyện tập thao các môn thể thao hoặc bài tập vận động phù hợp với thể trạng như đi bộ, đạp xe đạp, bơi, chạy bộ,…

Xem thêm: Đi ngoài lỏng ra máu dấu hiệu bệnh nguy hiểm chớ chủ quan

Các tìm kiếm liên quan đến đau bụng đi ngoài ra máu

đi ngoài ra máu tươi đau rát hậu môn

đi đại tiện ra máu ở nữ

đi cầu ra máu ở nam giới

chướng bụng đi ngoài ra máu

đi ngoài ra máu nên ăn gì

cách chữa đi ngoài ra máu

cách chữa đi đại tiện ra máu

cách trị đi cầu ra máu tại nhà

Từ ngày 01/09 đến hết ngày 30/09, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng gửi tới người bệnh chương trình ưu đãi đặc biệt:
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng
ĐẶC BIỆT : Trong tháng 9, phòng khám miễn phí nội soi hậu môn - trực tràng cho 10 người thăm khám đầu tiên trong ngày

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.