[Kiến thức] Đi ngoài ra máu tươi có phải bệnh trĩ? Chữa thế nào?

Đi ngoài ra máu tươi có phải bệnh trĩ không, làm thế nào để biết được đó là dấu hiệu của bệnh gì. Hiện tượng đi ngoài ra máu tươi có gây nguy hiểm cho người bệnh không, chữa thế nào khỏi bệnh hoàn toàn.

Để trả lời cho vấn đề này mọi người hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời từ giải đáp của chuyên gia.

Đi ngoài ra máu tươi có phải bệnh trĩ không?

Đi ngoài ra máu tươi có phải bệnh trĩ hay không là câu hỏi nhiều người thắc mắc, vì đây cũng là một triệu chứng của bệnh trĩ.

Đi ngoài ra máu tươi là một trong những triệu chứng thường gặp của các bệnh lý tại vùng hậu môn trực tràng. Biểu hiện của triệu chứng cũng như mức độ chảy máu khi đại tiện sẽ có thể là rất ít và kín đáo, chỉ thấm vào giấy vệ sinh hoặc nặng hơn là máu sẽ chảy thành tia hay thành giọt đồng thời kèm theo các triệu chứng khác như đau quanh vùng hậu môn, mót rặn, sờ thấy búi trĩ ở rìa hậu môn ... tùy theo từng bệnh lý.

Những nguyên nhân thường gặp của đại tiện ra máu tươi có thể kể đến, thường gặp nhất là bệnh trĩ, tiếp theo là Polip đại trực tràng, viêm và nứt kẽ ống hậu môn, viêm loét đại trực tràng chảy máu và đáng ngại nhất là khối u đại trực tràng.

Để khẳng định chính xác mình bị mắc trĩ hay không, người mắc triệu chứng đi ngoài ra máu tươi cần phải đi khám ở cơ sở chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ và chuyên gia chẩn đoán chính xác diện bệnh tránh có sự nhầm lẫn và sót những diện bệnh nguy hiểm.

Đi ngoài ra máu tươi có phải bệnh trĩ

Ngoài ra khi bị đi ngoài ra máu tươi bạn còn có thể mắc những căn bệnh dưới đây nên đi khám để tránh bỏ sót bệnh nguy hiểm:

  • Polyp trực tràng và đại tràng

Nếu bệnh nhân đi ngoài ra máu tươi nhiều, từng đợt thì rất có thể bị polip trực tràng và đại tràng, bệnh này rất dễ gặp nhưng lại khó phát hiện sớm, bệnh hình thành do sự tăng quá mức của niêm mạc đại tràng và trực tràng dần dần hình thành những khối u lồi vào trong lòng trực tràng.

Khi bệnh trở nặng polyp có cuống dài và thấp gần hậu môn có thể sa ra ngoài, bệnh nhân thường nhầm lẫn với bệnh Trĩ.

  • Viêm nứt kẽ hậu môn

Viêm nứt kẽ hậu môn thường đi kèm với bệnh Trĩ, nguy cơ gây Viêm nứt kẽ hậu môn là do táo bón kéo dài, người bệnh phải rặn mạnh khi đi cầu khiến hậu môn sưng, phù nề, đỏ mọng rất dễ tổn thương... khiến bệnh nhân đi ngoài ra nhiều máu và đau rát nghiêm trọng.

  • Viêm loét đại tràng, trực tràng

Là bệnh hiếm gặp ở trong nước, dấu hiệu của bệnh là, đi ngoài nhiều lần, đi ngoài ra nhiều máu tươi lẫn chất nhầy.

Khi phát hiện đi ngoài ra máu nhiều cần phải đi khám ngay để biết rõ bệnh tình và mức độ bệnh, từ đó tìm ra cách điều trị nhanh nhất.

  • Táo bón lâu ngày

Ngoài ra những người bị táo bón kéo dài, khi đi cầu phân cứng cọ xát làm rách các mạch máu, búi tĩnh mạch trĩ cũng gây nên chảy máu.

Xem thêm: [Mách bạn] Cách chữa đi đại tiện ra máu nhanh khỏi bằng mẹo đơn giản

Biến chứng nguy hiểm khi đi ngoài ra máu tươi

Đi ngoài ra máu tươi tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng mọi người không nên chủ quan coi thường. Vì khi tình trạng này kéo dài thường xuyên liên tục thì xảy ra biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Những biến chứng nguy hiểm khi đi ngoài ra máu tươi mọi người chớ bỏ qua:

Gây thiếu máu: Thiếu máu là biến chứng của việc đi ngoài ra nhiều máu tươi, ban đầu thiếu máu sẽ khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, không có tinh thần, nặng hơn có thể tụt huyết áp, dẫn đến các bệnh về tim mạch gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Nhiễm trùng máu: Ở hậu môn trực tràng có rất nhiều mạch máu khi vị viêm nhiễm mà không được điều trị kịp thời rất dễ bị nhiễm trùng máu, có thể dẫn đến tử vong.

Ung thư hậu môn trực tràng ác tính: Khi máu chảy nhiều ở vùng hậu môn, trực tràng sẽ kích thích các tế bào ung thư phát triển, gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Xem thêm: Cảnh giác hiện tượng đi ngoài ra máu đỏ thẫm (Nhiều người bỏ qua)

Biến chứng nguy hiểm khi đi ngoài ra máu tươi

Khi bị đi ngoài ra máu tươi cần phải làm gì?

Đi ngoài ra máu tươi xảy ra chủ yếu do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt gây nên. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này, khi bị đi ngoài ra máu tươi cần phải làm gì?

Hãy thực hiện, thay đổi và áp dụng các cách dưới đây:

+ Tăng cường ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, hãy luôn uống đủ nước (ít nhất 2 lít mỗi ngày), tránh để xảy ra tình trạng táo bón.

+ Dừng ngay những thói quen ăn uống có ảnh hưởng xấu tới bệnh như : dùng nhiều các chất cay nóng như riềng, ớt, tiêu hay sả, cũng bỏ luôn những thức uống có cồn gây hại đến bệnh trĩ nói riêng và sức khỏe của chúng ta nói chung như là rượu, bia ....

- Hạn chế ngồi lâu, đứng nhiều, bê vác vật nặng, hạn chế tập những môn thể thao có cường độ cao.

- Thường xuyên hoạt động, đi bộ, bơi lội, tập dưỡng sinh...

- Hạn chế ăn đồ cay nóng như ớt, tiêu... đồ chiên xào và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe...

- Uống nhiều nước, nước giúp hấp thu chất xơ, làm mềm phân, đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể.

- Ăn nhiều rau xanh, chuối, táo, bưởi, cam... có nhiều chất xơ giúp làm mềm phân, đi ngoài dễ dàng.

- Tập đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

- Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi cầu, giữ hậu môn luôn khô ráo.

Xem thêm: [Đừng bỏ qua] Đi ngoài ra máu đen là dấu hiệu nhiều bệnh nguy hiểm

Cách chữa đi ngoài ra máu tươi do bệnh trĩ

+ Chế độ sinh hoạt: Cần hạn chế công việc nặng, tránh ngồi lâu, đứng nhiều, không uống rượu, bia, không dùng các thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu và những thức ăn dễ gây tiêu lỏng, nhưng tránh táo bón. Nên ăn những thức ăn làm cho phân mềm, cần vệ sinh giữ sạch vùng hậu môn.

+ Điều trị nội khoa: Đây là phương pháp sử dụng các loại thuốc dưới dạng thuốc uống và bôi tại chỗ điều trị bệnh trĩ, Các loại thuốc uống thường được sử dụng có dẫn xuất từ flavonoid có tác dụng tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ tĩnh mạch, tăng tuần hoàn máu.

Cách chữa đi ngoài ra máu tươi do bệnh trĩ

+ Thắt búi trĩ bằng vòng cao su.

+ Đốt điện: Dùng dao điện một cực, hai cực hay dòng điện trực tiếp, dưới tác dụng của nhiệt, các búi trĩ sẽ đông lại.

+ Liệu pháp lạnh, hiệu pháp quang điện: ít sử dụng.

+ Liệu pháp xơ hóa: Đó là cách tiêm 1 dung dịch hóa chất quanh mạch máu để co nhỏ búi trĩ

+ Phẫu thuật: Cắt bỏ búi trĩ khi có tắc mạch, các đám rối tĩnh mạch đã dãn nở lớn, trĩ ngoại. Nếu các thủ thuật khác không thành công hoặc nếu có búi trĩ lớn, bác sỹ có thể cắt bỏ mô bằng thủ thuật cắt trĩ. Vùng mô cắt bỏ rộng hơn, ít có khả năng tái phát nhưng khó chịu nhiều hơn. Phẫu thuật cần nằm viện 1-2 ngày, thời gian phục hồi dài hơn các phương pháp cắt bỏ trĩ khác.

Đi ngoài ra máu tươi tuy không nguy hiểm nhưng về lâu về dài thì tác hại của nó không thể lường trước được. Dù đi ngoài ra máu tươi có phải bệnh trĩ hay không thì người bệnh vẫn phải đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Xem thêm: Đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ là bệnh gì (Chớ đoán bừa)

Các tìm kiếm liên quan đến đi ngoài ra máu tươi có phải bị trĩ

bệnh trĩ

bệnh trĩ ngoại

bệnh trĩ nội

điều trị bệnh trĩ

bệnh trĩ là gì

dấu hiệu bệnh trĩ

dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ

hình ảnh bệnh trĩ

Từ ngày 01/09 đến hết ngày 30/09, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng gửi tới người bệnh chương trình ưu đãi đặc biệt:
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng
ĐẶC BIỆT : Trong tháng 9, phòng khám miễn phí nội soi hậu môn - trực tràng cho 10 người thăm khám đầu tiên trong ngày

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.