Sa búi trĩ ra ngoài hậu môn có nguy hiểm không? (Bác sĩ trả lời)

Hiện tượng sa búi trĩ là gì, sa búi trĩ ra ngoài hậu môn có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời của bác sĩ và chuyên gia về hiện tượng sa búi trĩ, sa búi trĩ sau sinh có sao không và cách chữa sa búi trĩ tốt nhất hiện nay.

Sa búi trĩ là gì?

Hiện tượng sa búi trĩ là gì có nguy hiểm không, có cần phải điều trị không là câu hỏi không ít người thắc mắc.

Sa búi trĩ là hiện tượng mà búi trĩ lòi ra ngoài, sa xuống hậu môn khi người bệnh đi đại tiện hoặc trong trường hợp người bệnh vận động mạnh. Triệu chứng sa búi trĩ có thể dễ dàng nhận thấy sau một thời gian chảy máu hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Chúng không chỉ gây khó khăn khi đi đại tiện, ngứa ngáy hậu môn mà còn có thể gây nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng khi không được giải quyết sớm.

Bệnh trĩ  xuất hiện khi tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.

Sa búi trĩ là gì

Trĩ chủ yếu có 2 loại, bao gồm trĩ nội (internal hemorrhoids) và trĩ ngoại (external hemorrhoids).

Trĩ ngoại: Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn - trực tràng), được gọi là trĩ ngoại. Lúc này búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy (squamous epithelium) và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.

Trĩ nội: Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp (transitional epithelium) .

Phân độ bệnh trĩ: dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.

Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.

Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.

Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.

Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

Xem thêm: [Cập nhật 2019] Cắt trĩ không đau nhanh hồi phục | Phương pháp gì?

Hiện tượng sa búi trĩ ra ngoài hậu môn có nguy hiểm không?

Hiện tượng sa búi trĩ có nguy hiểm không? Theo chuyên gia và bác sĩ chia sẻ khi búi trĩ bị sa ra ngoài tức là bệnh trĩ đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng nhất. Lúc này búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn, không thể tự co lên được gây đau đớn, phiền toái và cản trở sinh hoạt của người bệnh.

Dưới đây là những nguy hiểm của người mắc trĩ khi bị sa búi trĩ:

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân: Các búi trĩ sa ra ngoài khiến người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu, đau đớn, tâm trạng thường xuyên cáu gắt, cuộc sống, công việc, hơn nữa là đời sống vợ chồng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nghẹt búi trĩ: Các búi trĩ bị sưng phồng, sa ra ngoài khiến quá trình lưu thông máu tại khu vực hậu môn gặp nhiều cản trở khiến các búi trĩ càng ngày càng to và cứng hơn và dẫn đến tình trạng “ùn tắc giao thông”. Hiện tượng này khiến người bệnh vô cùng đau đớn, mọi hoạt động cuộc sống đều bị cản trở và rất dễ dẫn đến viêm nhiễm.

Hoại tử búi trĩ: Các búi trĩ một khi đã quá lớn và trở nên sơ cứng sẽ rất khó có thể thu vào được trong hậu môn và thường “nằm dạ” tại vị trí cửa hậu kèm theo rất nhiều dịch tiết. Tình trạng này nếu kéo dài rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và hoại tử búi trĩ, một số trường hợp còn dẫn đến nhiễm trùng máu.

Rối loạn chức năng hậu môn: Hiện tượng sa búi trĩ thường xuyên gây ra các cơn co hậu môn, tình trạng này kéo dài không chỉ gây khó khăn cho quá trình đại tiện mà còn có thể xâm lấn vào các cơ gây nên hiện tượng đại tiện không tự chủ.

Các bệnh về da: Các búi trĩ sa ra ngoài thường mang theo nhiều dịch tiết, gây kích thích mạnh lên những vùng da xung quanh hậu môn dễ gây nên các bệnh về da tại khu vực này.

Sa búi trĩ ra ngoài hậu môn

Dấu hiệu nhận biết sa búi trĩ

Làm thế nào để biết mình có bị sa búi trĩ hay không, nhận biết sa búi trĩ bằng cách nào? Dưới đây là các dấu hiệu để nhận biết sa búi trĩ:

Sa búi trĩ ở bệnh trĩ nội:

Hiện tượng sa búi trĩ nội xảy ra ở bên trong khu vực trực tràng – hậu môn bệnh trĩ ở cấp độ 2. Nó phát triển rất nhanh ở cấp độ 3 và biến chứng nặng ở trĩ cấp độ 4. Ở mỗi cấp độ, sa búi trĩ phát triển và thay đổi hình thái khác nhau tùy thuộc vào từng mức độ nặng hay nhẹ của người bệnh.

Sa búi trĩ độ 2: do kích thước búi trĩ còn nhỏ nên khi người bệnh rặn đại tiện, búi trĩ sa ra bên ngoài sau phân và lập tức tự co lại vào bên trong hậu môn. Kèm theo đó là có xuất hiện máu chảy đỏ tươi và không lẫn vào phân, lượng máu chảy ra ít.

Sa búi trĩ độ 3: Búi trĩ phình to và có kích thước lớn hơn nên khi rặn đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài và không thể tự co lại vào trong lỗ hậu môn. Búi trĩ chỉ co vào trong hậu môn khi người bệnh có tác động dùng tay ấn, nhét vào trong. Tình trạng máu chảy cũng nhiều hơn, máu chảy nhiều, nhỏ giọt liên tục. Không chỉ khi rặn đại tiện, ở trĩ nội độ 3 hiện tượng sa búi trĩ có thể xảy ra mọi lúc khi người bệnh đứng, ngồi quá lâu, vận động quá sức…

Sa búi trĩ độ 4: Đây là giai đoạn kích thước búi trĩ phát triển “thịnh” nhất. Vì trọng lượng quá lơn nên khi đi đại tiện, búi trĩ sa ra ngoài và không thể co vào trong hậu môn dù người bệnh có tác động trực tiếp. Lượng máu chảy nhiều, có thể chảy thành tia (kích thước búi trĩ lớn nên lượng máu đọng vào búi trĩ rất nhiều).

Sa búi trĩ ở bệnh trĩ ngoại:

Khác với sa búi trĩ nội, trĩ ngoại xuất hiện ở quanh rìa hậu môn và có thể nhìn thấy dễ dàng bằng mắt thường. Các búi trĩ ngoại phát triển kích thước lớn dần qua các giai đoạn.

Ban đầu, các búi trĩ ngoại chỉ nhỏ bằng hạt đậu, nhưng khi phát triển lên trĩ ngoại độ 3, trĩ ngoại độ 4, các búi trĩ phát triển to dần làm hậu môn mất các nếp nhăn tự nhiên, căng tròn, sưng tấy đỏ. Trong trường hợp nặng có thể làm bít lỗ hậu môn gây ra các biến chứng như: tắc mạch, sa nghẹt búi trĩ… gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh trĩ.

Xem thêm: Chữa trĩ tận gốc không tái phát không đau (Bác sĩ chia sẻ)

Phụ nữ sa búi trĩ sau sinh phải làm sao?

Mang thai khiến phụ nữ dễ bị trĩ hơn, tình trạng này có thể kéo dài và sa búi trĩ sau sinh. Thực tế, không chỉ tĩnh mạch ở vùng hậu môn mà tĩnh mạch ở chân, tay phụ nữ mang thai cũng dễ bị giãn và sưng lên vì nhiều lý do khác nhau.

Hầu hết các trường hợp bị sa búi trĩ sau sinh đều không phải can thiệp bằng biện pháp phẫu thuật mà khối trĩ sẽ tự tiêu sau một thời gian nếu biết cách chăm sóc và thay đổi chế độ sinh hoạt. Trong khoảng thời gian chờ đợi bệnh trĩ thuyên giảm, đây là một số lưu ý giúp giảm đau trĩ cho mẹ sau sinh:

+ Tránh ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài để giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng. Hãy nằm khi cho con bú, đọc sách hay xem TV.

+ Để giảm đau tạm thời, bạn có uống acetaminophen hoặc ibuprofen, ngay cả khi đang cho con bú. Tuy nhiên, bạn phải dùng đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không dùng aspirin (hoặc các sản phẩm có chứa aspirin) khi đang nuôi con bằng sữa mẹ.

sa búi trĩ sau sinh

+ Chườm đá lên khu vực bị sưng đau nhiều lần trong ngày có thể giúp bạn cảm thấy bớt khó chịu.

+ Ngâm vùng dưới của bạn trong nước ấm 10 phút mỗi ngày cũng có thể giúp giảm đau. Hoặc bạn có thể dùng biện pháp nóng lạnh xen kẽ, chườm đá sau đó ngâm nước nóng.

+ Sử dụng giấy vệ sinh loại mềm và không có mùi sẽ ít gây kích ứng hơn các loại khác.

+ Bạn có thể hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhuận tràng để giảm đau đớn khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn (1 tuần hoặc ít hơn) vì sử dụng lâu dài dễ gây viêm nhiễm khi đang có trĩ.

Xem thêm: Điều trị bệnh trĩ triệt để không tái phát (Nhiều người chữa khỏi)

Cách chữa sa búi trĩ tốt nhất hiện nay

Khi bạn bị sa búi trĩ ra ngoài thì tình trạng bệnh trĩ của bạn đã tiến triển đến giai đoạn 3, 4. Lúc này bạn cần phải đi khám bác sĩ chuyên khoa uy tín để được điều trị.

Người bệnh không nên e ngại, tự ti và xấu hổ mà cần phải chủ động gặp bác sĩ, vì lúc này chỉ có bác sĩ mới giúp bạn điều trị, chữa khỏi bệnh nhanh chóng và an toàn nhất.

Ngoài ra mọi người nên thực hiện các cách chăm sóc tại nhà ở dưới đây:

+ Chăm sóc vùng đang bị tổn thương thật kỹ càng và sạch sẽ để búi trĩ không bị nhiễm khuẩn (đặc biệt là sau khi đại tiện). Có thể ngâm vùng hậu môn trong nước ấm 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 phút và lau khô nhẹ nhàng ngay sau đó.

+ Đối với những người có thói quen dùng giấy sau khi đại tiện thì lưu ý dùng giấy ướt (loại cho em bé dùng) thay cho giấy khô để giảm sự trầy xước búi trĩ. Bên cạnh đó không được dùng ngón tay hay bất cứ vật gì cọ xát với hậu môn, sau khi đi đại tiện bạn chỉ cần dùng vòi xịt rồi thấm khô, hoặc dùng khăn ướt lau là đã đủ sạch rồi.

+ Nếu cảm thấy búi trĩ đau đớn đến nỗi không thể chịu được, bạn có thể chườm khăn lạnh, đắp gạc lạnh lên hậu môn 10 phút và thực hiện 4 lần/ ngày để búi trĩ bớt sưng đau. Ngoài ra, người bị lòi trĩ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để trị bệnh trĩ như dùng hạt gấc, rau diếp cá, lá thiên lý, lá huyết dụ v.v…nhưng phải dưới sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.

Cách chữa sa búi trĩ

+ Bệnh nhân có thể hỏi ý kiến bác sĩ để có thể dùng thêm viên đạn có chứa Hydrocortison để đặt vào hậu môn, uống thêm thuốc giảm đau (loại không kê đơn) hoặc dùng thuốc gây tê tại chỗ trong trường hợp búi trĩ hành hạ đến mức không ăn ngủ được.

+ Người bị lòi búi trĩ nên lưu ý điều chỉnh hoặc xây dựng cho mình một chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống nhiều nước và tránh các thức ăn cay nóng, đồ uống có chất kích thích v.v…

+ Tập thói quen đi đại tiện đúng cách, đây là một điều vô cùng quan trọng. Nhiều người có thói quen mang theo điện thoại vào nhà vệ sinh làm kéo dài thời gian đại tiện, đây không chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ mà còn là yếu tố khiến cho bệnh nặng hơn. Vì mỗi lần đại tiện không nên kéo dài quá 10 phút.

+ Hãy tập thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày (tốt nhất là vào tầm 5 - 7h sáng vì đây là giờ đào thải chất bã của ruột già) và đi đại tiện hằng ngày để tráng tình trạng táo bón. Tránh căng thẳng vì sợ đau khi đi đại tiện, do khi căng thẳng sẽ khiến cho quá trình này trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Trên đây là giải đáp về hiện tượng Sa búi trĩ ra ngoài hậu môn có nguy hiểm không được bác sĩ giải đáp. Hi vọng mọi người có thể nhận biết tình trạng của mình để kịp thời đi khám chữa sớm nhất.

Xem thêm: [Công khai] Chi phí chữa bệnh trĩ khỏi hoàn toàn bao nhiêu tiền 2019

Các tìm kiếm liên quan đến sa búi trĩ

bệnh trĩ là gì

sa búi trĩ uống thuốc gì

dấu hiệu bệnh trĩ

nguyên nhân bệnh trĩ

chữa bệnh trĩ

sa búi trĩ sau sinh

búi trĩ có tự co lại

sa búi trĩ có nguy hiểm không

Từ ngày 01/09 đến hết ngày 30/09, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng gửi tới người bệnh chương trình ưu đãi đặc biệt:
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng
ĐẶC BIỆT : Trong tháng 9, phòng khám miễn phí nội soi hậu môn - trực tràng cho 10 người thăm khám đầu tiên trong ngày

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.