Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, dấu hiệu và thuốc chữa hiệu quả nhất

Bệnh trĩ nội là căn bệnh khó phát hiện và khó điều trị nhất trong các loại bệnh trĩ. Vì vậy rất nhiều người không thể phát hiện được mình mắc bệnh trĩ nội hay không. Dưới đây là giải đáp bệnh trĩ nội là gì, nguyên nhân gây bệnh trĩ nội, dấu hiệu bệnh trĩ nội và cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả nhất hiện nay do chuyên gia chia sẻ.

Bệnh trĩ nội là gì và nguyên nhân gây bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội tuy không nguy hiểm và không có biểu hiện rõ rệt như các loại trĩ còn lại, nhưng nếu để lâu không phát hiện và kịp thời chữa trị có thể sẽ gây biến chứng nguy hiểm.

Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do sự co dãn quá mức của tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn khiến cho các tĩnh mạch này bị ứ đọng máu, sưng phồng, gây khó chịu và đau rát cho bệnh nhân.

Bệnh trĩ nội là một trong 3 loại của bệnh trĩ phát sinh ở khoang dưới niêm mạc, trên đường lược nằm ở các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng.

Bệnh trĩ nội do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu do thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Những nguyên nhân gây bệnh trĩ nội cần biết có thể kể đến ở dưới đây:

+ Đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động do tính chất công việc như nhân viên văn phòng, lái xe, đứng gác.

+ Mắc bệnh táo bón kinh niên, khi đi đại tiện phải rặn nhiều

+ Những người bị tiêu chảy có làm tăng thể tích của búi trĩ.

+ Bệnh nhân mắc các bệnh khác như hội chứng ruột kích thích, tăng áp lực trong ổ bụng, u bướu vùng hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.

+ Là phụ nữ mang thai hoặc sau sinh

+ Do chế độ ăn uống không lành mạnh

Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ khỏi hoàn toàn không tái phát (nhiều người chữa khỏi)

Bệnh trĩ nội là gì

Dấu hiệu bệnh trĩ nội

Để biết mình có mắc bệnh trĩ nội hay không người ta thường dựa vào dấu hiệu để nhận biết. Tuy nhiên bệnh trĩ nội không có biểu hiện cụ thể, khó phát hiện nên nhiều người chủ quan không đi khám để lâu tình trạng diễn biến nặng gây biến chứng nguy hiểm và khó chữa.

Vì thế bác sĩ Trịnh Tùng khuyên bạn nên chú ý quan sát tình trạng của mình và chủ động đi khám để sớm phát hiện bệnh và kịp thời điều trị.

Bệnh trĩ nội thường không gây đau, ngay cả khi chúng xuất huyết (chảy máu). Người bệnh có thể, nhìn thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt vào bồn cầu nhà vệ sinh. Búi trĩ thường không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận được, và chúng hiếm khi gây khó chịu.

Các dấu hiệu bệnh trĩ nội thường gặp mọi người nên chú ý:

- Đại tiện ra máu: tình trạng chảy máu trong và sau khi đi đại tiện là triệu chứng của bệnh trĩ nội đầu tiên. Ban đầu, lượng máu chảy nhỏ giọt, không gây ra cảm giác đau rát hay khó chịu. Lâu dài, khi lượng máu ra quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu, khiến người bệnh trĩ choáng váng, mệt mỏi.

- Đau hậu môn: cảm giác cộm, khó chịu hoặc vướng tại hậu môn. Một số trường hợp mắc bệnh trĩ nội cấp độ nhẹ sẽ không cảm thấy đau, nhưng khi bệnh tiến triển nặng sẽ làm tắc tĩnh mạch gây ra các cơn đau cấp hoặc mãn tính.

- Búi trĩ sa xuống hậu môn: đây là giai đoạn tiếp theo của bệnh trĩ nội, xảy ra khi búi trĩ sa xuống khỏi hậu môn, có thể tự thụt vào và thường xảy ra khi đi đại tiện.

Phân độ của bệnh trĩ nội và các triệu chứng tương ứng

Tùy theo tình trạng, mức độ và sự tiến triển của bệnh mà người ta chia trĩ nội thành 4 giai đoạn bệnh. Mỗi giai đoạn có các triệu chứng bệnh khác nhau từ nặng đến nhẹ.

Dưới đây là phân độ của bệnh trĩ nội và các triệu chứng tương ứng cụ thể cho từng giai đoạn bệnh:

1. Bệnh trĩ nội phân độ 1

Dấu hiệu của bệnh trĩ nội phân độ 1 là:

+ Đi cầu ra máu, ban đầu máu chỉ dính trên phân hay giấy vệ sinh, khi bệnh nặng hơn máu cũng chảy nhiều hơn, máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia khi đi cầu

+ Có hiện tượng đau rát khi đi cầu, ngứa ngáy hậu môn khiến bệnh nhân khó chịu.

+ Có hiện tượng táo bón kéo dài

Giai đoạn này nếu không phát hiện ra dấu hiệu bệnh trĩ nội sớm và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ nặng hơn và khó điều trị hơn.

2. Bệnh trĩ nội phân độ 2

Triệu chứng trĩ nội ở phân độ 2 rõ ràng hơn phân độ 1:

+ Đi cầu ra máu nhiều hơn

+ Đau rát hậu môn khi đi cầu

+ Ngứa hậu môn

+ Đặc biệt sẽ thấy một cục như cục thịt nhỏ lòi ra khi đi cầu, tuy nhiên sẽ tự co lên ngay sau đó, đây chính là búi trĩ.

Tuy nhiên ở giai đoạn này, do tâm lí xấu hổ, người bệnh thường ngại đi khám và chịu đựng sống cùng bệnh, đến khi đau quá không chịu được thì bệnh nặng hơn và khó điều trị dứt điểm hơn.

Phân độ của bệnh trĩ nội

3. Bệnh trĩ nội phân độ 3

Triệu chứng ở phân độ 3 trở nên rõ ràng hơn như:

+ Lượng máu chảy ít hơn

+ Búi trĩ sa ra ngoài và không tự co lên, phải dùng tay đẩy mới lên được

+ Cảm thấy đau rát ngay cả khi không đi cầu, không thể ngồi ngay ngắn trên ghế vì có thể đè lên búi trĩ.

Ở giai đoạn 3 biểu hiện của bệnh trĩ nội là chảy máu ít đi khiến người bệnh chủ quan không đi khám và điều trị, mà không biết rằng đây chính là giai đoạn cuối cùng có thể điều trị nội khoa mà không cần phải phẫu thuật.

4. Bệnh trĩ nội phân độ 4

Đây là phân độ nặng nhất của bệnh trĩ với các dấu hiệu như:

+ Búi trĩ sa ra ngoài và ngay cả khi bạn không đi cầu

+ Không thể đẩy búi trĩ vào trong

+ Đau đớn, chảy máu dù đi hay đứng

Chính vì vậy giai đoạn này, hậu môn sẽ có các nguy cơ như:

+ Dễ nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ

+ Nứt kẽ hậu môn, apxe hậu môn

+ Ung thư trực tràng

Xem thêm: [Cảnh giác] Dấu hiệu bệnh trĩ thường gặp nhiều người chủ quan

Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ nội

Do trĩ là căn bệnh khó nói nên nhiều người e ngại không đi khám để bệnh trở nên nghiêm trọng, gây ra những biến chứng nguy hiểm và khó chữa. Vì thế dù là bệnh nhẹ hay nặng chỉ cần có dấu hiệu thì mọi người nên đi khám ngay để sớm phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

Dưới đây là những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ nội mọi người cần biết để kịp thời đi khám và điều trị:

Thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ, lúc này cơ thể sẽ không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện trao đổi Oxy cho tế bào. Trường hợp này hiếm xảy ra.

Nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt làm cho mạch máu máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Lúc này triệu chứng đau sẽ rất rõ ràng. Khi ấn nhẹ vào sẽ cảm giác lộm cộm do có cục máu đông.

Tắc mạch: Là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ. Khi mạch máu bị giãn phồng và ứ máu do rặn, bưng vác nặng, có thai, chơi thể thao nặng làm tăng áp lực trong khoang bụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Tắc mạch trĩ ngoại thì vùng rìa hậu môn sẽ thấy khối phồng nhỏ màu xanh, đi kèm cảm giác đau rát khi sờ, căng. Tắc mạch trong trĩ nội thì có cảm giác đau và cộm trong sâu và triệu chứng không rầm rộ như trĩ ngoại.

Viêm da quanh hậu môn, viêm nhú và viêm khe khi da giữa các búi trĩ bị loét gây triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ nội

Cách phòng tránh bệnh trĩ nội cho mọi lứa tuổi nên áp dụng

Một trong những nguyên nhân của bệnh trĩ nội, trĩ ngoại là do chế độ ăn uống không khoa học. Bởi vậy, thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh là điều vô cùng quan trọng để hỗ trợ chữa trị bệnh trĩ dứt điểm và dự phòng tái phát.

Các cách phòng tránh bệnh bệnh trĩ nội có tác dụng rất lớn trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Mọi người nên áp dụng những cách này tại nhà thường xuyên và tạo thói quen trong cuốc sống hàng ngày.

Dưới đây là các cách phòng tránh bệnh trĩ nội cho mọi lứa tuổi nên áp dụng hàng ngày:

- Chế độ ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước (>1.5 lít nước/ngày), hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch.

- Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội... Tránh đứng nhiều, ngồi lâu hoặc ngồi xổm.

- Tập thói quen đi cầu hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định.

- Vệ sinh bằng nước ấm hoặc sau mỗi lần đi cầu.

- Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.

Xem thêm: Tất tần tật về bệnh trĩ và những nguy hiểm khó lường (Chớ coi thường)

Thuốc chữa bệnh trĩ nội

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc điều trị bệnh trĩ nội, tuy nhiên mọi người không nên tự ý mua thuốc uống tại nhà mà không có sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ.

Việc tự ý mua thuốc uống tại nhà rất dễ chẩn đoán sai bệnh, mua sai thuốc uống không những không khỏi mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế mọi người hãy nên đi khám để chẩn đoán chính xác bệnh và chỉ nên uống thuốc theo đơn do bác sĩ kê.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ nội hiện đại và hiệu quả. Nhưng để tìm được một phương pháp tốt thì cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng và tìm hiểu kỹ càng trước khi quyết định điều trị.

Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê thuốc chữa bệnh trĩ nội hiệu quả nhất hiện nay. Nhóm thuốc chữa bệnh trĩ nội sẽ có chức năng kháng viêm và kháng sinh, mọi người cần phải đi khám và nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Bệnh trĩ nội và cách chữa an toàn nhanh khỏi

Y học ngày càng phát triển chính vì thế mà các phương pháp chữa bệnh trĩ nội ngày càng có nhiều ưu điểm, chữa bệnh nhanh khỏi, hiệu quả và an toàn. Tùy theo từng trường hợp của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất, ngoài ra các phương pháp dân gian chữa bệnh trĩ nội tại nhà cũng có tác dụng cho trường hợp bệnh nhẹ.

Dưới đây là bệnh trĩ nội và các cách chữa an toàn nhanh khỏi mọi người có thể tham khảo:

  • Phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại khoa:

- Thủ thuật: chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, liệu pháp làm đông bằng tia hồng ngoại, đốt điện với máy đốt hai cực, cắt cơ thắt trong, cột mạch trĩ qua siêu âm Doppler.

- Phẫu thuật cho người bệnh trĩ: cắt trĩ từng búi, cắt trĩ vòng, cắt trĩ sa bằng stapler (phẫu thuật Longo, PPH...).

  • Chữa bệnh trĩ bằng Đông y

- Châm cứu, bấm huyệt:

Châm cứu bệnh trĩ thường dùng từ 5 tới 7 huyệt nằm trên đường Ðốc Mạch, Bách Hội và Bàng Quang. Khi châm cứu những huyệt này sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn đầu.

- Bài thuốc nam:

+ Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ lá lốt: lấy khoảng 1 nắm lá lốt, rửa sạch, cho vào nồi đun lấy nước đặc. Đổ nước ra chậu xông chừng 15 phút. Khi nước đã nguội thì ngâm trực tiếp khoảng 10 - 15 phút nữa. Thực hiện như vậy từ 2 đến 3 tuần búi trĩ sẽ co lại và bé dần.

+ Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ trầu không: rửa sạch lá trầu không rồi cho vào nồi nước đun sôi, sau khi đợi nước ấm thì ngâm hậu môn trong khoảng 15 phút, ngày làm 2 – 3 lần. Thực hiện đều đặn trong vòng 2 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

+ Bài thuốc điều trị bệnh trĩ từ đu đủ: Cắt một trái đu đủ xanh. Đợi đến giờ đi ngủ thì bổ đôi quả đu đủ ra, buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên, để qua đêm. Thực hiện như vậy cho đến khi thấy búi trĩ biến mất thì ngưng.

Trên đây là tất cả thông tin về Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, dấu hiệu và thuốc chữa hiệu quả nhất hiện nay được bác sĩ Trịnh Tùng chia sẻ. Nếu còn điều gì cần giải đáp thì bạn có thể hỏi trực tiếp bác sĩ tại trang web này.

Xem thêm: Ám ảnh vì bệnh trĩ ngoại tái đi tái lại nhiều lần (Người bệnh chia sẻ)

Các tìm kiếm liên quan đến bệnh trĩ nội

triệu chứng bệnh trĩ nội

dấu hiệu bệnh trĩ nội

cách điều trị bệnh trĩ nội

bệnh trĩ ngoại

dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ

hình ảnh bệnh trĩ

nguyên nhân bệnh trĩ

triệu chứng bệnh trĩ ngoại

Từ ngày 01/09 đến hết ngày 30/09, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng gửi tới người bệnh chương trình ưu đãi đặc biệt:
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng
ĐẶC BIỆT : Trong tháng 9, phòng khám miễn phí nội soi hậu môn - trực tràng cho 10 người thăm khám đầu tiên trong ngày

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.