[Cảnh giác] Dấu hiệu bệnh trĩ thường gặp nhiều người chủ quan

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ thông ngày nay nhiều người mắc phải, tuy nhiên không phải ai cũng biết bệnh trĩ là gì và mình có bị mắc trĩ hay không. Triệu chứng, dấu hiệu bệnh trĩ để nhận biết sớm và kịp thời chữa trị.

Bài viết dưới đây sẽ là tổng hợp tất tần tật về bệnh trĩ, dấu hiệu của bệnh trĩ cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay.

Tìm hiều tổng quan về bệnh trĩ

Trước khi tìm hiểu dấu hiệu bệnh trĩ thì ta cần phải biết được tổng quan về bệnh trĩ và nguyên nhân gây nên bệnh trĩ. Bệnh trĩ ngày nay rất phổ biến ai cũng có thể mắc vì thế hiểu rõ hơn về bệnh trĩ là điều mọi người nên tìm hiểu.

Bệnh trĩ còn được gọi là bệnh lòi dom xảy ra do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch hậu môn trực tràng. Vì phải chịu áp lực quá nhiều nên làm máu không lưu thông được. Tình trạng này kéo dài và không được thay đổi thói quen sẽ hình thành nên các búi trĩ. Bệnh trĩ bao gồm 2 loại là trĩ ngoại và trĩ nội.

Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm nhưng khiến người bị mắc trĩ khổ sở vì nó. Trong giai đoạn đầu, bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nếu không điều trị bệnh trĩ sớm có thể trở nặng, dẫn đến nhiều biến chứng, gây nguy hại cho sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Bệnh trĩ do nhiều nguyên nhân gây ra, các nguyên nhân chủ yếu do thói quen ăn uống và sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày gây nên. Dưới đây là những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ mọi người nên biết cách để phòng tránh:

+ Do ngồi lâu, đứng lâu, khiêng, vác vật nặng, tập thể thao nặng như đẩy tạ, đánh tennis…

+ Ăn, uống nhiều các chất kích thích như rượu, bia, ớt...

+ Ăn ít thức ăn có nhiều chất xơ như rau, trái cây...

+ Uống ít nước gây táo bón.

+ Béo phì, phụ nữ có thai, ho kéo dài.

+ Rặn khi đi cầu, ngồi lâu trên bồn cầu

+ Giao hợp qua đường hậu môn

+ Căng thẳng, stress kéo dài

Xem thêm: Tất tần tật về bệnh trĩ và những nguy hiểm khó lường (Chớ coi thường)

tổng quan về bệnh trĩ

Dấu hiệu bệnh trĩ thường gặp

Để biết mình có mắc trĩ hay không thì người bệnh cần phải biết dấu hiệu bệnh trĩ để nhận biết và phân biệt tình trạng của mình với các loại bệnh khác.

Bệnh trĩ sẽ có thể chữa khỏi dứt điểm nếu phát hiện sớm và kịp thời điều trị. Vậy làm thế nào để biết mình bị bệnh trĩ thì mọi người hãy lưu ý những dấu hiệu bệnh trĩ cảnh báo nguy hiểm dưới đây để xem mình có bị bệnh không:

Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại

+ Đi ngoài ra máu: Đi ngoài ra máu, thường là máu đỏ tươi - là triệu chứng thường gặp nhất và là lý do khiến bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế khám bệnh. Bệnh trĩ không phải luôn luôn đi ngoài ra máu. Nhiều người bị bệnh trĩ mà không có triệu chứng này. Vì vậy đây là một dấu hiệu cho thấy bạn có tình trạng này, nhưng không chắc chắn bạn nói.

+ Có cảm giác nặng tức ở hậu môn, mót rặn.

+ Đau rát hậu môn: Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

+ Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn. Búi trĩ có thể tự động thụt lên (bệnh ở độ một, 2) hoặc phải dùng tay đẩy lên (bệnh ở độ 3) hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn (trĩ ở độ 4). Trĩ sa độ một, 2 ít gây phiền hà hơn, từ độ 3 trở đi khiến người bệnh cảm thấy khó chịu khi đi đứng và làm việc nặng, trong khi đó, trĩ sa độ 4 khiến bệnh nhân vô cùng bất tiện trong các hoạt động hằng ngày.

Dấu hiệu bệnh trĩ nội

- Dấu hiệu của bệnh trĩ nội phân độ 1:

+ Đi cầu ra máu, ban đầu máu chỉ dính trên phân hay giấy vệ sinh, khi bệnh nặng hơn máu cũng chảy nhiều hơn, máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia khi đi cầu

+ Có hiện tượng đau rát khi đi cầu, ngứa ngáy hậu môn khiến bệnh nhân khó chịu.

+ Có hiện tượng táo bón kéo dài

- Dấu hiệu của bệnh trĩ nội phân độ 2 rõ ràng hơn phân độ 1:

+ Đi cầu ra máu nhiều hơn

+ Đau rát hậu môn khi đi cầu

+ Ngứa hậu môn

+ Đặc biệt sẽ thấy một cục như cục thịt nhỏ lòi ra khi đi cầu, tuy nhiên sẽ tự co lên ngay sau đó, đây chính là búi trĩ.

- Dấu hiệu bệnh trĩ nội phân độ 3 trở nên rõ ràng hơn như:

+ Lượng máu chảy ít hơn

+ Búi trĩ sa ra ngoài và không tự co lên, phải dùng tay đẩy mới lên được

+ Cảm thấy đau rát ngay cả khi không đi cầu, không thể ngồi ngay ngắn trên ghế vì có thể đè lên búi trĩ.

- Bệnh trĩ độ 4  là phân độ nặng nhất của bệnh trĩ với các dấu hiệu như:

+ Búi trĩ sa ra ngoài và ngay cả khi bạn không đi cầu

+ Không thể đẩy búi trĩ vào trong

+ Đau đớn, chảy máu dù đi hay đứng

Xem thêm: Ám ảnh vì bệnh trĩ ngoại tái đi tái lại nhiều lần (Người bệnh chia sẻ)

dấu hiệu bệnh trĩ

Biến chứng của bệnh trĩ

Những nguy hiểm từ các biến chứng của bệnh trĩ là không thể bỏ qua, bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu bệnh để lâu không chữa sẽ thêm nặng có thể gây hoại tử và mắc một số bệnh nghiêm trọng khác.

Dưới đây là các biến chứng của bệnh trĩ mọi người không nên chủ quan:

- Thiếu máu: Trĩ có thể gây mất máu mạn tính do xuất huyết ở búi trĩ. Cơ thể lúc này không có đủ lượng hồng cầu cần thiết để trao đổi oxy sẽ gây nên tình trạng thiếu máu mãn tính biểu hiện người mệt mỏi, da vàng...

- Sa nghẹt búi trĩ: Búi trĩ bị sa nghẹt không được điều trị sớm sẽ gây biến chứng tắc mạch và hoại tử

- Viêm nhiễm lở loét vùng hậu môn và xung quanh: Các búi trĩ sa lồi thường xuyên sẽ gây xuất tiết và viêm nhiễm tại chỗ vùng hậu môn, sau đó lan rộng gây nhiễm trùng vùng tầng sinh môn gây ngứa ngáy, nóng rát.

- Cơn đau: Người bệnh phải chịu những cơn đau sẽ tăng dần về cường độ cũng như tần suất. Cảm giác khó chịu, đau nhức, ngứa rát hậu môn. Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể gặp nhiều khó khăn trong việc đại tiện.

- Mất tự tin: Cuộc sống của người bệnh bị đảo lộn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần, tâm lý; khiến họ mất tự tin, ngại xuất hiện trước đám đông.

- Hoạt động khó khăn: Tắc nghẹt búi trĩ khiến người bệnh đau nhức, khó chịu vùng hậu môn, việc ngồi xuống hoặc đi lại rất khó khăn.

- Gây các bệnh thứ phát kèm theo như: Nứt kẽ hậu môn, viêm ngứa hậu môn – trực tràng, viêm hốc, gây áp xe, rò quanh hậu môn – trực tràng…

Dấu hiệu bệnh trĩ và cách điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ được nhận biết sớm qua dấu hiệu sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện ra mình có mắc bệnh hay không và kịp thời đi chữa trị càng sớm càng tốt. Việc phát hiện ra bệnh muộn, để bệnh tiến triển nặng và kéo dài sẽ gây khó khăn trong việc điều trị, người bệnh thêm đau đớn, khổ sở trong sinh hoạt hàng ngày.

Vậy dựa vào dấu hiệu bệnh trĩ và có những cách điều trị hiệu quả mà nhiều người áp dụng thành công thì hãy tham khảo các phương pháp dưới đây:

  • Chữa bệnh trĩ bằng Tây Y

- Điều trị nội khoa bằng thuốc: Nhóm thuốc phổ biến dùng để chữa trị bệnh trĩ bao gồm: Thuốc tăng cường tĩnh mạch; thuốc bôi hoặc viên đặt; thuốc co mạch; thuốc kháng sinh giảm đau...

- Phẫu thuật: Khi bệnh trĩ chuyển sang giai đoạn 3, 4 bệnh nhân cần được phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc da, phẫu thuật Longo để loại bỏ búi trĩ.

- Thủ thuật chữa bệnh trĩ khác: Chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại, cắt cơ thắt trong... giúp giảm lượng máu đến búi trĩ, cố định trĩ vào hậu môn.

  • Cách điều trị bệnh trĩ bằng Đông Y

- Bài thuốc nam: Cha ông ta thường áp dụng một số bài thuốc chữa bệnh trĩ như: Rau diếp cá, lá trầu không, lá lốt, mật ong và đun với nước, uống hàng ngày.

- Châm cứu: Châm cứu điều trị bệnh trĩ phù hợp ở cấp độ 1 và 2 tại huyệt Bách Hội, huyệt Hợp Cốc hoặc huyệt Đại Tràng giúp điều hòa dương khí, thúc đẩy cơ thành mạch cứng cáp hơn.

Xem thêm: Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, dấu hiệu và thuốc chữa hiệu quả nhất

Cách phòng ngừa bệnh trĩ tại nhà

Theo bác sĩ Trịnh Tùng - nguyên trưởng khoa phẫu thuật bệnh viện Xanh Pôn để phòng ngừa bệnh trĩ bạn cần lưu ý những điều sau:

- Không nên nhịn khi bạn muốn đi vệ sinh: vì điều này khiến cho phân trở nên cứng và khô ở trong ruột. Tình trạng này kéo dài dẫn đến táo bón và việc đại tiện sẽ khó khăn hơn. Tập thói quen đi cầu hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định.

- Uống nhiều nước: Cơ thể con người có tới 70% nước, do đó nước đóng vai trò quan trọng. Bạn nên uống 2 lít nước mỗi ngày, điều này giúp tiêu hóa dễ dàng và phòng ngừa chứng táo bón hiệu quả.

- Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh trĩ, giúp phòng ngừa chứng táo bón, hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn. Chất xơ thường có nhiều trong các thực phẩm như bông cải xanh, cà rốt, trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt… và hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch.

- Vệ sinh hậu môn thường xuyên: Hậu môn là nơi chứa nhiều vi khuẩn, vì vậy việc vệ sinh hậu môn hằng ngày là đều vô cùng quan trọng. Mỗi lần đi vệ sinh bạn nên dùng nước rửa sạch, hoặc dùng vòi rửa cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

- Hạn chế việc ngồi quá lâu 1 chỗ: Bạn nên thường xuyên đứng lên đi lại, vận động cho máu lưu thông qua vùng hậu môn. Bên cạnh đó nên tập luyện thể dục thể thao vừa nâng cao được sức khỏe vừa kích thích hoạt động của ruột từ đó giảm chứng táo bón và phòng ngừa bệnh trĩ.

Mách bạn 4 bài tập hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh trĩ

Sử dụng các bài tập hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh trĩ tại nhà nên áp dụng hàng ngày để có kết quả tốt nhất. Các bài tập này lấy co thắt hậu môn làm trung tâm, giúp cải thiện nhu động ruột và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Bài tập 1: Hô hấp bằng bụng

Nằm ngửa, thả lỏng cơ bắp toàn thân, hai tay đặt chồng lên nhau và để lên bụng. Hít sâu bằng bụng, lúc hít vào phồng bụng lên, lúc thở ra hóp bụng vào.

Lặp lại động tác từ 10-20 lần. Tập hằng ngày vào những lúc rảnh rỗi.

Hô hấp bằng bụng

Bài tập 2: Co thắt hậu môn

Đứng thẳng, thả lỏng toàn thân, kẹp chặt mông và đùi. Sau đó hít sâu vào, lưỡi áp vào vòm họng, đồng thời thít chặt vùng hậu môn lại. Thở ra từ từ sau đó và thả lỏng cơ thể.

Lặp lại động tác này từ 10-20 lần trong mỗi lần tập. Có thể áp dụng bài tập hằng ngày.

Bài tập 3: Nâng xương chậu

Nằm ngửa, gập đầu gối lại, cố gắng để vùng gót chân chạm mông. Hai tay đặt sau đầu, lấy lòng bàn chân và vai làm trọng tâm, từ từ nâng vùng xương chậu lên và hít vào, cùng lúc đó thực hiện thít hậu môn lại. Sau đó thở ra chậm rãi và thả lỏng thân thể. Mỗi ngày tập 1-3 lần, mỗi lần thực hiện 20 cái.

Bài tập nâng xương chậu

Bài tập 4: Massage quanh rốn

Nằm ngửa trên giường, thả lỏng thắt lưng, gập hai đầu gối lại. Chà xát hai tay vào nhau cho đến khi tay nóng lên, tay trái đặt trên rốn, tay phải đặt lên lưng bàn tay trái, lấy rốn làm trung tâm, massage theo chiều kim đồng hồ.

Bắt đầu động tác một nhẹ nhàng, sau đó từ từ gia tăng thêm lực. Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần, mỗi lần massage 20 vòng.

Hi vọng những kiến thức ở trên về vấn đề dấu hiệu bệnh trĩ thường gặp nhiều người chủ quan đã giúp mọi người có thêm thông tin và kinh nghiệm hữu ích cho mình. Nếu còn điều gì thắc mắc bạn có thể trực tiếp đến phòng khám để được bác sĩ Trịnh Tùng tư vấn.

Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ khỏi hoàn toàn không tái phát (nhiều người chữa khỏi)

Các tìm kiếm liên quan đến dấu hiệu bệnh trĩ

dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ

dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ

dấu hiệu bệnh trĩ nội

dấu hiệu bệnh trĩ và cách điều trị

dấu hiệu bệnh trĩ sau sinh

hình ảnh bệnh trĩ

bệnh trĩ ngoại

nguyên nhân bệnh trĩ

Từ ngày 01/09 đến hết ngày 30/09, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng gửi tới người bệnh chương trình ưu đãi đặc biệt:
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng
ĐẶC BIỆT : Trong tháng 9, phòng khám miễn phí nội soi hậu môn - trực tràng cho 10 người thăm khám đầu tiên trong ngày

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.