Tất tần tật về bệnh trĩ và những nguy hiểm khó lường (Chớ coi thường)

Hiện nay tỷ lệ người mắc bệnh trĩ ngày càng cao và gia tăng đáng báo động không kể đối tượng lứa tuổi nào. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được bệnh trĩ là gì, dấu hiệu bệnh trĩ và nguyên nhân gây ra bệnh trĩ do đâu.

Bài viết dưới đây là tổng hợp kiến thức tất tần tật về bệnh trĩ và những nguy hiểm khó lường được chuyên gia chia sẻ, mọi người hãy tham khảo để có thêm thông tin và tìm được cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất.

Tổng quan về bệnh trĩ

Bệnh trĩ ngày nay khá phổ biến, tuy không nguy hiểm nhưng lại gây đau đớn, khó chịu và phiền toái cho người bệnh.

Bệnh trĩ, hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh xảy ra do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Bệnh trĩ gây sưng, viêm, xuất huyết hậu môn, khiến người bệnh đau rát, khó chịu.

Bệnh trĩ ngày nay không chỉ xảy ra với người lớn tuổi mà giới trẻ cũng bị khá là phổ biến. Bệnh trĩ gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Người bị trĩ thời gian đầu chỉ thấy ngứa rát hậu môn nhưng lâu dần sẽ xuất hiện triệu chứng đi đại tiện ra máu, sa búi trĩ, đau đớn dữ dội. Nếu không sớm phát hiện, điều trị đúng cách bệnh sẽ gây biến chứng nguy hiểm: Mất nhiều máu, nhiễm trùng hậu môn, ung thư trực tràng.

Xem thêm: [Cảnh giác] Dấu hiệu bệnh trĩ thường gặp nhiều người chủ quan

Các loại bệnh trĩ phổ biến

Các loại bệnh trĩ phổ biến hiện nay là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Dựa theo dấu hiệu và tình trạng để nhận biết trĩ nội, trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại:

Khi búi trĩ xuất phát phía dưới đường hậu môn - trực tràng được gọi là trĩ ngoại. Bệnh trĩ ngoại nằm ở các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Trĩ ngoại gây ra ngứa, sưng hoặc đau rát do máu có thể ứ lại ở bên trong búi trĩ và tạo thành những cục máu đông.

Nếu không được can thiệp điều trị, các búi trĩ sẽ bịt kín lỗ hậu môn, gây tắc mạch và chảy máu, cản trở quá trình bài tiết.

Bệnh trĩ nội:

Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường hậu môn - trực tràng thì được gọi là trĩ nội. Bệnh trĩ nội nằm ở các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng. Trĩ nội thường gây chảy máu nhưng không đau ở cấp độ nhẹ. Khi các búi trĩ to lên, chúng có thể lồi ra ngoài hậu môn, tình trạng này gọi là sa búi trĩ.

các loại bệnh trĩ

Phân độ bệnh trĩ: dựa vào sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn.

- Trĩ độ 1: búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.

- Trĩ độ 2: lúc bình thường trĩ nằm gọn trong ống hậu môn, khi rặn đi cầu búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Khi đi cầu xong đứng dậy búi trĩ tự thụt vào trong.

- Trĩ độ 3: mỗi lần đi cầu hoặc đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này phải nằm nghỉ một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.

- Trĩ độ 4: búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.

Xem thêm: Ám ảnh vì bệnh trĩ ngoại tái đi tái lại nhiều lần (Người bệnh chia sẻ)

Dấu hiệu bệnh trĩ để nhận biết

Bệnh trĩ thường được nhận biết qua triệu chứng và dấu hiệu của người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Đây là căn bệnh phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải, vì thế mọi người cần phải luôn quan sát biểu hiện cũng như thay đổi của cơ thể để sớm đi khám.

Nhiều người có dấu hiệu nhưng không biết đó là bệnh trĩ, chủ quan không đi khám để bệnh tình trở nặng. Dưới đây là những dấu hiệu bệnh trĩ để nhận biết sớm bệnh kịp thời đi khám và điều trị:

  • Đi ngoài ra máu:

Đi ngoài ra máu, thường là máu đỏ tươi - là triệu chứng thường gặp nhất và là lý do khiến bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế khám bệnh.

Lúc đầu máu chảy còn ít và khó phát hiện nếu không để ý, chỉ khi người bệnh dùng giấy vệ sinh mới phát hiện được.

Về sau máu chảy thường xuyên hơn, ra nhiều hơn, có thể nhìn thấy máu trong bồn cầu khi đi đại tiện, lúc này bệnh đã khá nặng. Cần phải kịp thời chữa trị nếu không sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

  • Đau rát hậu môn:

Là một trong những dấu hiệu điển hình nhất của bệnh trĩ. Cảm giác này có thể chỉ xuất hiện cao điểm trong và sau khi đi vệ sinh, hoặc có thể âm ỉ suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngồi, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

  • Sa búi trĩ:

Búi trĩ có thể tự động thụt lên (bệnh ở độ một, 2) hoặc phải dùng tay đẩy lên (bệnh ở độ 3) hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn (trĩ ở độ 4).

Triệu chứng sa búi trĩ giúp người bệnh nhận ra tình trạng bệnh của mình dễ hơn. Búi trĩ sẽ lớn dần, khi lớn quá sẽ bị lòi ra ngoài gây bất tiện cho người bệnh.

  • Đau ngứa quanh vùng hậu môn

Khi bị trĩ phía hậu môn sẽ có hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu, có cảm giác đau nhiều xung quanh vùng hậu môn sau khi đại tiện.

Những nguy hiểm khó lường của bệnh trĩ

Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên tình trạng này kéo dài không chữa thì sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm khó lường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tất tần tật về bệnh trĩ và những nguy hiểm khó lường từ biến chứng của bệnh trĩ mọi người không nên chủ quan và coi thường bỏ qua.

Dưới đây là những nguy hiểm khó lường của bệnh trĩ mọi người nên biết để cẩn thận:

  • Trĩ có thể gây thiếu máu

Trĩ có thể gây mất máu mạn tính do xuất huyết ở búi trĩ. Cơ thể lúc này không có đủ lượng hồng cầu cần thiết để trao đổi oxy sẽ gây nên tình trạng thiếu máu mãn tính biểu hiện người mệt mỏi, da vàng ...

  • Sa nghẹt búi trĩ

Búi trĩ bị sa nghẹt không được điều trị sớm sẽ gây biến chứng tắc mạch và hoại tử

biến chứng bệnh trĩ
  • Viêm nhiễm lở loét vùng hậu môn và xung quanh

Các búi trĩ sa lồi thường xuyên sẽ gây xuất tiết và viêm nhiễm tại chỗ vùng hậu môn, sau đó lan rộng gây nhiễm trùng vùng tầng sinh môn gây ngứa ngáy, nóng rát.

  • Nhiễm khuẩn của trĩ

Thường là viêm khe, viêm nhú. Các khe, các nhú nằm trên đường lược. Biểu hiện lâm sàng của viêm khe, viêm nhú là cảm giác ngứa ngáy hay nóng rát. Thăm trực tràng làm bệnh nhân rất đau, thấy cơ vòng hậu môn thít chặt, giãn nở kém. Soi hậu môn thấy các nhú phù nề sưng to, màu trắng, các khe nằm giữa các búi trĩ bị loét nông, màu đỏ.

  • Bội nhiễm

Nếu trĩ thòi ra ngoài lâu, chảy máu liên tục thì rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn bởi vì hậu môn là đường ra của phân và nước tiểu mà trong phân có vô số vi khuẩn gây bệnh.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không, bệnh trĩ có tự khỏi được không?

Bệnh trĩ có nguy hiểm không, bệnh trĩ không chữa có sao không, bệnh trĩ để nặng có biến chứng gì không? Đây là những câu hỏi đa số người bệnh thắc mắc và tìm lời giải đáp.

Số người mắc bệnh trĩ đang không ngừng tăng lên, đặc biệt là những người làm văn phòng thường xuyên ngồi nhiều và ít vận động. Nhiều người cho rằng bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nên chủ quan không đi khám. Do đây là bệnh nhạy cảm ở vùng kín nên mọi người thường e ngại trong khám và điều trị, đặc biệt là nữ giới. Khi bệnh gây đau đớn trầm trọng, tìm đến bác sĩ thì đã biến chứng phức tạp, điều trị rất khó khăn và tốn kém.

Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Tùng, nguyên trưởng khoa phẫu thuật  bệnh viện Xanh Pôn  cho biết, bệnh trĩ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời. Bệnh có thể dẫn đến mất máu, nhiễm trùng nặng nếu không được điều trị từ sớm.

Bệnh trĩ thường rất dễ nhầm lẫn với các tổn thương khác như nứt ống hậu môn, viêm ống hậu môn, khối u hậu môn, trực tràng, polyp hậu môn- trực tràng… do đó cần được xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.

Xem thêm:  Bệnh trĩ nội: Nguyên nhân, dấu hiệu và thuốc chữa hiệu quả nhất

Cách chữa bệnh trĩ dứt điểm hiệu quả nhất năm 2019

Hiện nay y học hiện đại và phát triển nên có rất nhiều phương pháp và cách chữa bệnh trĩ hiệu quả. Tùy theo từng trường hợp và mức độ bệnh mà lựa chọn phương án chữa bệnh phù hợp nhất. Vì thế mọi người nên chủ động đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý của mình.

Dưới đây là một số cách chữa bệnh trĩ dứt điểm hiệu quả nhất mọi người nên tham khảo:

1. Sinh hoạt và ăn uống

Chế độ vệ sinh sinh hoạt: Quan trọng vì nó giúp bạn phòng chống mắc bệnh trĩ, phòng chống tái phát trĩ đó là tránh ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế

Chế độ ăn uống: Rất quan trọng vì nó giúp bạn phòng chống mắc bệnh trĩ, phòng chống tái phát trĩ, giúp bạn tránh xa hiệu thuốc và nhất là tránh xa bác sỹ đó là chống táo bón và tiêu chảy. Bệnh trĩ sẽ không hoàn toàn khỏi được nếu không tuân thủ theo chế độ ăn và sinh hoạt nghiêm ngặt.

2. Điều trị bằng thuốc

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Tây được đánh giá là mang lại hiệu quả tốt. Hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị trĩ, tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này đặc biệt lưu ý phải có sự chỉ dẫn của các bác sĩ, chuyên gia Y tế. Mọi người không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà cần phải đi khám và điều trị theo chỉ định và kê đơn của bác sĩ.

3. Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian

Trong dân gian, có nhiều cách điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược dễ kiếm không qua phẫu thuật giúp điều trị tận gốc nguyên nhân của bệnh trĩ, nhờ đó, khi đã chữa khỏi thì bệnh sẽ không còn tái phát.

  • Chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý:

Lấy 100g lá và 5g muối ăn. Lá rửa sạch, giã với muối, thêm khoảng 30 ml nước rồi lọc qua vải màn, tẩm vào bông, đắp lên chỗ trĩ (đã rửa sạch bằng thuốc tím). Đóng khố để giữ bông này. Mỗi ngày làm như vậy 1-2 lần. Bài thuốc này cũng được dùng để chữa bệnh sa dạ con

  • Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá:

Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá rất đơn giản. Tuy nhiên, với bài thuốc này, người bệnh cũng cần phải có lòng kiên trì.

Hàng ngày, ăn sống rau diếp cá thật nhiều. Sau khi rửa sạch, nên ngâm diếp cá vào nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó đưa ra rổ, vẩy khô nước và ăn. Có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn có thể uống sinh tố diếp cá, nhưng nếu ăn sẽ tốt hơn vì nó còn có các chất xơ.

Cũng có thể nấu lá diếp cá với nước, dùng nước đó để xông, ngâm, rửa lúc nước còn hơi nóng. Bã diếp cá còn lại thì dịt vào hậu môn.

Với bài thuốc rất đơn giản này từ rau diếp cá, chỉ cần kiên trì, bệnh trĩ của bạn sẽ được chữa khỏi.

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp dân gian
  • Chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng

Trị chứng trĩ: Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá sống đời đắp vào búi trĩ.

  • Chữa trĩ bằng đu đủ xanh

Cắt một trái đu đủ xanh điều quan trọng là đu đủ phải còn tươi và nhiều nhựa. Sau đó tối đến giờ đi ngủ thì bổ đôi quả đu đủ đó ra buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên. Cứ để như vậy qua đêm. Mạch máu của búi trĩ sẽ co thắt lại như bôi thuốc co mạch trực tiếp. Làm như vậy cho đến khi thấy búi trĩ biến mất thì ngưng.

Trên đây là tất tần tật về bệnh trĩ và những nguy hiểm khó lường từ biến chứng của bệnh trĩ mọi người cần phải biết. Hi vọng những thông tin trên mang lại những kiến thức bổ ích cho mọi người.

Xem thêm: Cách chữa bệnh trĩ khỏi hoàn toàn không tái phát (nhiều người chữa khỏi)

Các tìm kiếm liên qua đến bệnh trĩ:

bệnh trĩ ngoại

bệnh trĩ nội

nguyên nhân bệnh trĩ

hình ảnh bệnh trĩ

bệnh trĩ là gì

dấu hiệu bệnh trĩ

cách chữa bệnh trĩ tại nhà

triệu chứng bệnh trĩ ngoại

Từ ngày 01/09 đến hết ngày 30/09, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng gửi tới người bệnh chương trình ưu đãi đặc biệt:
Nội soi hậu môn - trực tràng: 150k (giá gốc 450k)
Giảm 30% chi phí thực hiện thủ thuật
Miễn phí 100k phí khám lâm sàng
ĐẶC BIỆT : Trong tháng 9, phòng khám miễn phí nội soi hậu môn - trực tràng cho 10 người thăm khám đầu tiên trong ngày

Truy cập TẠI ĐÂY để nhận ưu đãi.
Địa điểm áp dụng: Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng -193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Liên hệ tổng đài 0243.9656.999 để biết thêm thông tin chi tiết.